52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ 24/7

logo

Được Sở Y Tế Cấp Phép

“Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của bạn”

8:00 - 20:00

(Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ Lễ)
Tư vấn bác sĩ Đặt lịch hẹn
uu-dai
Trang chủ » Sức khỏe sinh sản » Cẩm nang sức khỏe » Phụ nữ mang bầu ăn măng được không?

Phụ nữ mang bầu ăn măng được không?

Bầu ăn măng được không là một vấn đề mà nhiều chị em khi mang thai thắc mắc. Vậy đâu là đáp cho câu hỏi này? Liệu sử dụng măng trong thai kỳ có đem lại lợi ích hay không? Đâu là những điều mà mẹ bầu cần lưu ý?

Mang thai ăn măng được không?

Măng là một món ăn vô cùng quen thuộc trong mâm cơm hàng ngày của người Việt, nhất là trong những ngày Tết thì lại càng không thể thiếu. Tuy nhiên trong quá trình mang thai chị em cần cẩn thận hơn trong việc ăn uống. Chính vì vậy mà có ăn được măng hay không cũng là nỗi băn khoăn của chị em.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì chị em hoàn toàn có thể ăn măng được trong khi mang thai bé. Dù là măng khô hay măng tươi thì chúng đều có nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho mẹ bầu. Tuy nhiên măng cũng có chứa một lượng cyanide có thể bị chuyển hóa thành axit cyanhydric có khả năng gây ngộ độc.

Chính vì vậy nên khi muốn sử dụng măng mẹ bầu cần cẩn thận trong khâu chế biến để loại bỏ tối đa lượng độc tố có trong măng. Cũng như chỉ nên ăn một lượng vừa phải trong khi mang bầu. Mức khuyến nghị mà mẹ bầu có thể ăn là khoảng 1 đến 2 lần trong tháng và một lần chỉ nên sử dụng tối đa là 200g.

bầu ăn măng được không

Những tác dụng mà măng có thể đem lại cho mẹ bầu

Tuy rằng chúng ta cần cẩn thận trong việc chế biến cũng như sử dụng măng trong bữa ăn hàng ngày để tránh ngộ độc. Thế nhưng nếu biết cách sử dụng thì măng sẽ đem lại nhiều dưỡng chất cho chúng ta, nhất là đối với mẹ bầu.

  • Sử dụng măng giúp tăng cường hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch được biết tới là một hệ thống mạng lưới gồm các tế bào, mô, protein, các cơ quan…Chúng có nhiễm vụ phối hợp với nhau để loại bỏ những mầm bệnh, tác nhân gây bệnh bên ngoài. Chính vì vậy nếu như hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể chúng ta sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Trong khi đó măng là một loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E, B – những loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch. Chính vì vậy nếu mẹ bầu lựa chọn sử dụng măng trong khi mang thai sẽ rất tốt cho hệ miễn dịch. Nhất là trong giai đoạn chuyển mùa, mẹ bầu sẽ hạn chế được việc mắc cúm khi mang thai.

Bên cạnh đó thì măng còn có những đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, rất tốt cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy măng là một phương thuốc hữu ích để phòng ngừa các bệnh do virus, vi khuẩn gây nên.

  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch cho mẹ bầu

Không chỉ giàu vitamin mà măng còn chứa một lượng chất xơ vượt trội so với những loại rau củ quả khác. Chất xơ có tác dụng giúp tiết chế được việc hấp thụ cholesterol có hại cho cơ thể. Đồng thời đào thải lượng cholesterol này ra khỏi cơ thể, thanh lọc được động mạch cũng như làm giảm được nguy cơ mắc bệnh tim.

Bên cạnh đó những khoáng chất, dưỡng chất thiết yếu như selen, kali… có trong măng cũng có lợi cho hệ tim mạch. Điều này đồng nghĩa với việc sức khỏe của hệ tim mạch sẽ được tăng cường hơn. Giảm thiểu những vấn đề về tim mà mẹ bầu có thể gặp phải.

  • Hạn chế được táo bón

Không chỉ vậy lượng chất xơ có trong măng còn hỗ trợ mẹ bầu trong quá trình tiêu hóa. Chúng giúp làm mềm phân, hạn chế tắc nghẽn đường ruột, làm giảm đi chứng táo bón khi mang thai một cách hiệu quả. Sử dụng măng là một biện pháp hỗ trợ hệ tiêu hóa một cách vô cùng hiệu quả.

>>> Xem thêm: Chưa tới tháng mà ra máu có nguy hiểm không?

  • Giúp mẹ bầu có thể kiểm soát được thể trọng của cơ thể

Măng là một loại rau củ có chứa lượng calo thấp. Trong đó một bán măng nhỏ thường chỉ chứa khoảng 15 calo cùng với 0.5g chất béo. Chính vì vậy việc ăn măng sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ khi đang mang thai. Đặc biệt là với những mẹ bầu có tiền sử tiểu đường hay đang gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Cùng với đó thì chất cơ ở măng có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa, tạo cảm giác no lâu hơn cho các mẹ bầu.

  • Giảm thiểu được nguy cơ mắc ung thư

Măng được biết tới là một loại đồ ăn có nhiều chất chống oxy hóa. Chúng giúp hỗ trợ loại bỏ các gốc tự do, chất phytosterol tự nhiên. Điều này làm góp phần giảm thiểu, chống lại ung thư.

Trong đó thì chất chống oxy hóa làm nhiệm vụ loại bỏ các gốc tự do có yếu tô gây ung thư. Còn phytosterol sẽ ứng chế không cho khối u ung thư phát triển, đột biến. Đồng thời những chất này còn có tác dụng giảm sưng, viêm cũng như phần nào cải thiện được sức khỏe của các tế bào có trong cơ thể.

bà bầu ăn măng cần chú ý gì

Khi sử dụng măng mẹ bầu cần chú ý điều gì?

Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần lưu ý một vài điểm trong quá trình sử dụng măng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé. Những điểm cần lưu ý có thể kể tới như:

  • Trong quá trình mang thai thì những chuyên gia về dinh dưỡng sẽ khuyên mẹ bầu rằng không nên sử dụng quá nhiều măng. Điều này sẽ hạn chế được việc bị ngộ độc thực phẩm. Đồng thời việc sử dụng đa dạng các loại thực phẩm sẽ làm giảm bớt sự nhàm chán trong bữa ăn thường nhật. Nhất là thời kỳ thai nghén dễ khiến mẹ không muốn ăn.
  • Các mẹ cũng cần lưu ý trong quá trình sử dụng măng nếu có biểu hiện của việc ngộ độc thực phẩm thì cần phải tới ngay cơ sở y tế gần nhất để có thể xử lý kịp thời.
  • Một số dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của tình trạng ngộ độc thức ăn chính là: buồn nôn, đau đầu, tê lưỡi, huyết áp bị tụt. Thậm chí nếu như nặng có thể gây ra tình trạng co giật, không còn khả năng tự hô hấp.
  • Mẹ bầu cũng nên lựa chọn những cách chế biến như nấu canh, xào măng thay vì lựa chọn luộc măng. Bởi lẽ việc nấu, xào có thể giúp loại bỏ đi tối đa lượng hoạt chất có thể gây độc có trong măng. Còn việc luộc thì mức độ của hoạt chất gây độc này giảm đi không nhiều, chúng vẫn còn lại khoảng 30 đến 40% dù đã luộc chín.
  • Chính vì vậy việc chế biến măng ra sao để ăn trong khi đang mang thai cũng là một điều vô cùng quan trọng mà các mẹ cần lưu ý. Tốt nhất là nên sử dụng các biện pháp giúp hạn chế tốt đa các chất gây hại cho cả bản thân lẫn bé con trong bụng.
  • Thêm vào đó thì thời kỳ ba tháng đầu tiên khi mang thai, bé vẫn còn chưa ổn định hoàn toàn trong bụng mẹ. Tốt nhất là chị em không nên sử dụng măng vào thời điểm này. Đây cũng là giai đoạn mà phụ nữ có những thay đổi nhất định. Việc ăn măng có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
  • Cùng với đó chất glucozi trong măng có thể khiến cho quá trình chuyển hóa sắt trong cơ thể mẹ bầu bị hạn chế. Sự thiếu hụt sắt có thể khiến cho mẹ bị thiếu máu, đây cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ.

Chính vì vậy để có thể sử dụng măng một cách an toàn thì cách tốt nhất là mẹ hãy sử dụng măng sau khi đã trải qua 3 tháng đầu của thai kỳ.

Một điểm nữa mẹ bầu cần lưu ý khi sử dụng măng chính là cách thức sơ chế, chế biến măng. Các mẹ bầu có thể tham khảo một số cách sơ chế sau:

  •  Đối với măng tươi thì để giảm đi tối đa chất độc có trong măng thì trong quá trình sơ chế các mẹ cần bỏ hẳn lớp vỏ bên ngoài của măng đi. Sau đó tiến hành cắt măng thành những lát thật mỏng và ngâm trong nước qua đêm.

Qua một đêm lượng chất độc có trong măng phần nào sẽ phôi ra nước. Lúc này chúng ta cần đổ hết nước đã ngâm đi và rửa lại măng thêm một lần nữa trước khi tiến hành luộc chín. Trong khi luộc thì không cần đậy nắm để chất độc có thể bay hơi ra ngoài.

Một khi đã luộc xong thì tiếp tục tiến hành việc ngâm và rửa sạch măng thêm lần nữa trước khi có thể đem măng đi chế biến thành món ăn trên mâm cơm của gia đình.

  • Trong khi đó đối với việc sử dụng măng khô làm món ăn trong khi mang thai thì chị em cũng nên ngâm măng trong nước muối. Thời gian ngâm cần ít nhất là 6 tiếng đồng hồ. Ngâm xong thì chúng ta cũng cần phải rửa măng lại thật sạch với nước.

Bước tiếp theo là tiến hành luộc chín với nước rồi kế đó là rửa lại một lượt với nước cho thật sạch. Công đoạn này cần phải thực hiện cho tới khi thấy nước ngâm măng không còn màu đục nữa mới được coi là hoàn thành.

  • Thêm vào đó các mẹ cũng tuyệt đối không được sử dụng những loại măng đã được chế biến sẵn ở ngoài chợ. Quá trình chế biến của người bán có thể không được đảm bảo, khiến cho trong măng vẫn còn nhiều độc chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ lẫn bé.

Tốt nhất là mẹ bầu nên tự làm để thưởng thức. Tuy rằng quá trình làm măng có cầu kỳ, hơi mất thời gian một chút nhưng lại đảm bảo được về độ vệ sinh cũng như sức khỏe trong khi mang thai.

  • Một lưu ý khác cho mẹ bầu là sau khi đã sử dụng đồ ăn lạnh thì không nên ăn thêm măng. Điều này có thể khiến cho mẹ bầu có cảm giác đầy hơi, khó tiêu. Thêm vào đó là lượng chất xơ ở măng là khá cao vì vậy khi sử dụng chị em sẽ cần nhai thật chậm để có thể tiêu hóa được tối đa lượng chất xơ này.
  • Bí quyết chọn măng ngon cũng như an toàn thì cần phải lựa chọn những loại măng tươi, còn mùi thơm của măng. Tình trạng bên ngoài vỏ măng cần phải trơn, nhẵn, không có đốm.

Nếu lựa chọn măng khô thì nên mua những loại có màu trắng ngà. Tuyệt đối không nên mua những loại có màu trắng hay vàng vì rất có khả năng chúng đã được tẩm hóa chất làm trắng. Những loại hóa chất này có thể có hại cho người sử dụng.

Các mẹ bầu sau khi tham khảo nội dung của bài viết chắc hẳn rằng đã trả lời được câu hỏi “Bầu ăn măng được không?”. Từ đó sử dụng loại thực phẩm này một cách đúng đắn nhất để tận dụng được hết những lợi ích mà nó đem lại.

Nếu chị em có thắc mắc thêm điều gì cần được giải đáp, hãy liên hệ với bác sĩ tại mục TƯ VẤN TRỰC TUYẾN hoặc gọi tới HOTLINE 03.56.56.52.52 để được tư vấn, hỗ trợ một cách cụ thể.

Khoa Nguyễn

Lê Tâm tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Lê Tâm sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

tu-van-online

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ thông tin:

Tin liên quan

2 vạch mờ có thai không

Thử que 2 vạch mờ có thai không

Thử que lên 2 vạch mờ có thai không? là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ...

Chưa tới tháng mà ra máu

Chưa tới tháng mà ra máu có nguy hiểm không?

Không ít chị em gặp phải tình trạng chưa tới tháng mà ra máu, hay còn gọi là...

ngứa dương vật sau khi quan hệ

Ngứa dương vật sau khi quan hệ

Ngứa dương vật sau khi quan hệ tình dục là vì sao? Hãy cùng đi tìm hiểu rõ các...

Hotline 24/7 Tư Vấn Qua Zalo Tư Vấn Trực Tuyến

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CHỈ DẪN ĐƯỜNG

map