52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ 24/7

logo

Được Sở Y Tế Cấp Phép

“Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của bạn”

8:00 - 20:00

(Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ Lễ)
Tư vấn bác sĩ Đặt lịch hẹn
uu-dai
Trang chủ » Sức khỏe sinh sản » Cẩm nang sức khỏe » Chia sẻ: Nguyên tắc vàng “đèn giao thông” trong ăn uống lành mạnh

Chia sẻ: Nguyên tắc vàng “đèn giao thông” trong ăn uống lành mạnh

Biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân là điều rất đáng quý, bởi sức khỏe không tự đến với chúng ta mà cần một quá trình sinh hoạt điều độ. Cùng với đó chìa khóa ăn uống hợp lý lành mạnh là biết cách chọn những thực phẩm dinh dưỡng nhất sẽ ảnh hưởng một cách tích cực đến cả bên ngoài lẫn bên trong.

Để có một cơ thể khỏe mạnh cần cả khỏe mạnh về sức khỏe tâm hồn và thể xác, để hài hòa với nhau các bạn cần cân bằng tập thể dục đầy đủ và ăn uống chế độ ăn lành mạnh. Mục đích của bữa ăn dinh dưỡng là rất quan trọng, chúng ta nhận được năng lượng từ những gì chúng ta ăn và sinh lực từ đó. Đây chính là lý do tại sao mà bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi đối xử với cơ thể bằng sự chăm sóc và tình yêu thương.

Danh Mục

Chia sẻ: Nguyên tắc vàng “đèn giao thông” trong ăn uống lành mạnh

Việc lựa chọn cho mình thực phẩm lành mạnh và có một kế hoạch ăn uống hợp lý đúng đắn không khó, bạn chỉ cần tuân thủ những quy tắc được nghiên cứu của các nhà khoa học, phương pháp “ăn theo đèn tín hiệu giao thông”.

“Ăn theo đèn tín hiệu giao thông” khiến cho việc ăn uống lành mạnh trở nên dễ hiểu, ngay cả đối với trẻ em. Và làm theo những bí quyết ăn uống đơn giản, lành mạnh này sẽ giúp bạn luôn giữ đúng mục tiêu mà không bị bối rối giữa những gì nên và không nên ăn.

Dưới đây là lý do tại sao tuân theo 3 quy tắc đơn giản của đèn tín hiệu giao thông trong ăn uống là cách dễ nhất để ăn thực phẩm lành mạnh và sống một lối sống lành mạnh hơn.

  • Quy tắc ăn uống “đèn giao thông”
1. Thực phẩm “đèn xanh”

Thực phẩm “đèn xanh” bạn có thể hiểu là thực phẩm có thể ăn thoải mái, bởi đây là những loại thực phẩm lành mạnh. Đây là loại bao gồm các loại trái cây, rau và quả tươi – những thực phẩm “tươi” được trồng chứ không phải sản xuất công nghiệp.

Những thực phẩm này có lượng calo thấp và giàu dinh dưỡng. Nói cách khác, thực phẩm “đèn xanh” đậm đặc dinh dưỡng.

2. Thực phẩm “đèn vàng”

Thực phẩm “đèn vàng” là thực phẩm “đi chậm”. Mặc dù thực phẩm trong mục này vẫn ổn để ăn hằng ngày và rất cần thiết cho sức khỏe, nhưng chúng nên được ăn ở mức độ vừa phải.

Quá nhiều một thứ tốt thực sự lại không tốt! Thực phẩm “đèn vàng” bao gồm lúa mì nguyên hạt, mì ống, trứng, cá hồi, các loại hạt vỏ cứng, hạt, gạo, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và sữa chua.

Những thực phẩm này có nhiều calo hơn thực phẩm “đèn xanh” và thường cũng có nhiều chất béo hoặc đường.

3. Thực phẩm đèn đỏ

Thực phẩm “đèn đỏ” là loại thực phẩm “dừng lại và suy nghĩ” vì chúng ít chất dinh dưỡng, nhiều đường và chứa chất tạo ngọt và các thành phần nhân tạo. Khi nói đến những thực phẩm này, bạn có thể thử và tìm một lựa chọn lành mạnh hơn hoặc ăn phần ăn nhỏ hơn.

Ví dụ về thực phẩm “đèn đỏ” bao gồm bánh quy, kẹo, thịt mỡ, nước ngọt, thịt xông khói và các loại thịt chế biến khác, và sữa chua đông lạnh. Những thực phẩm này có ít chất dinh dưỡng và nhiều calo, chất béo và đường.

Khi bạn học cách bắt đầu lựa chọn và ăn những thực phẩm lành mạnh hơn, có một vài thành phần “đèn đỏ” để tránh xa.

Tránh ba “từ xấu” này trong nhãn dinh dưỡng khi mua thực phẩm cho gia đình bạn:

– Xi-rô ngô hàm lượng fructose cao (High-fructose corn syrup)

– Dầu hydro hóa (Hydrogenated oils)

– Bất kỳ từ nào được theo sau bởi một số, ví dụ đỏ #40, xanh#5 và các hương vị và màu sắc nhân tạo khác

Thực hiện theo ba quy tắc ăn uống đơn giản theo màu “đèn giao thông” này sẽ giúp bạn bắt đầu lựa chọn thực phẩm thông minh hơn.

Nguồn: dân trí

Khoa Nguyễn

Lê Tâm tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Lê Tâm sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

tu-van-online

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ thông tin:

Tin liên quan

2 vạch mờ có thai không

Thử que 2 vạch mờ có thai không

Thử que lên 2 vạch mờ có thai không? là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ...

Chưa tới tháng mà ra máu

Chưa tới tháng mà ra máu có nguy hiểm không?

Không ít chị em gặp phải tình trạng chưa tới tháng mà ra máu, hay còn gọi là...

ngứa dương vật sau khi quan hệ

Ngứa dương vật sau khi quan hệ

Ngứa dương vật sau khi quan hệ tình dục là vì sao? Hãy cùng đi tìm hiểu rõ các...

Hotline 24/7 Tư Vấn Qua Zalo Tư Vấn Trực Tuyến

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CHỈ DẪN ĐƯỜNG

map