52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ 24/7

logo

Được Sở Y Tế Cấp Phép

“Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của bạn”

8:00 - 20:00

(Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ Lễ)
Tư vấn bác sĩ Đặt lịch hẹn
uu-dai
Trang chủ » Sức khỏe sinh sản » Khám thai » Khám thai lần đầu có cần nhịn ăn hay không?

Khám thai lần đầu có cần nhịn ăn hay không?

Khám thai lần đầu có cần nhịn ăn và cần chú ý những gì? Vấn đề này đã khiến rất nhiều chị em thắc mắc và đặt câu hỏi trên khắp các diễn đàn chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Để hiểu rõ hơn về lần đầu khám thai cũng như có cái nhìn tổng quát nhất, chị em hãy lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia dưới đây.

Danh Mục

Khi nào nên đi khám thai lần đầu?

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến, những công cụ máy móc hiện đại và sự tiến bộ của y học, việc khám thai đã trở nên phổ biến và là một phần không thế thiếu đối với các sản phụ để có thể theo dõi tình trạng cũng như chăm sóc sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể xác định được thời gian khám thai lần đầu cho hợp lý.

Sau thời gian quan hệ tình dục,  trong khoảng 2 tuần đầu sau khi thụ thai thành công, trứng sẽ ở lại trong vòi tử cung khoảng 48 giờ và thực hiện các hoạt động phân bào. Đến 2 – 3 ngày tiếp theo hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung và hình thành tổ ở đó.

Mốc thời gian tốt để có thể khám thai lần đầu được đánh dấu khi người chị em khi bị trễ kinh khoảng 3 tuần, không cần đi khám quá sớm bởi như vậy vừa ảnh thưởng đến thai nhi vừa không phát hiện được các dấu hiệu của thai.

khám thai lần đầu khi nào

Lần đầu khám thai, mẹ khám những gì?

Là người phụ nữ hiện đại, mỗi người cần trang bị cho bản thân mình những kiến thức đầy đủ, cần thiết về các quy trình khám trong lần đầu tiên để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình cũng như chắc chắn về độ chính xác của kết quả sau thăm khám.

Khi tiến hành thăm khám thai vào lần đầu tiên của thai kỳ, các bác sĩ sẽ tiến hành một số công việc như:

  • Chẩn đoán có thai hay không: Ngay sau khi chuẩn đoán việc có thai bằng que thử thai lên 2 vạch màu đỏ hoặc có những biểu hiện bất thường giống với những triệu chứng của người mang thai. Bạn nên đi thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín để biết được kết quả chính xác nhất và có những chế độ phù phù hợp cho thai nhi.  Khoảng thời gian khám thai lần đầu của thai nhi là rất quan trọng, bác sĩ sẽ xác định có đúng bạn có thai hay không, tình trạng thai nhi như thế nào, vào tử cung hay chưa hay thai đã được bao nhiêu tuần tuổi,… Tránh việc trì hoãn vì nếu bạn mang thai ngoài tử cung mà không được phát hiện và thăm khám sớm sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của sản phụ.
  • Tình trạng sức khỏe chung của cả mẹ và thai nhi: Bác sĩ sẽ tìm hiểu tình trạng sức khỏe của mẹ, các thói quen sinh hoạt hằng ngày, tiểu sử bệnh tật của gia đình và tiền sử thai sản cũng như bệnh tật của người mẹ như đã mang thai bao giờ chưa, có thực hiện thủ thuật thai sản gì hay không, có bị viêm nhiễm các bệnh xã hội hay không,…. Tìm hiều công việc của sản phụ để có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất, những việc cần hạn chế và tránh trong quá trình mang thai để tốt cho cả mẹ và bé.
  • Tiến hành đo tử cung: Trong lần thăm thám đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm và đo tử cung để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong những lần khám tiếp theo cũng như có thể đưa ra dự đoán về thời gian sinh của bạn.

Thực hiện một số các xét nghiệm liên quan:

+ Xét nghiệm nước tiểu: Khi khám thai lần đầu mẹ sẽ được tiến hành kiểm tra, đo lượng đường, protein,… trong nước tiểu, giúp xác định các nguy cơ bị tiểu đường, dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm đường tiết niệu hoặc một số các vấn đề khác.

+ Xét nghiệm máu: Xác định nhóm máu, lượng hồng cầu trong lần khám thai đầu giúp phát hiện mẹ có bị thiếu máu, thiết sắt hay không, có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

+ Xét nghiệm chẩn đoán, kiểm tra khả năng lây làn của các bệnh về đường tình dục như HIV, AIDS, viêm gan B,…

+ Xét nghiệm PAP để có thể kiểm tra và phát hiện người mẹ có bị ung thư cổ tử cung hay không, có những biện pháp chữa trị và khắc phục kịp thời.

Dựa trên các kết quả xét nghiệm và thăm khám ban đầu, bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên phù hơp giúp cho sự phát triển toàn diện của mẹ và bé.

khám thai lần đầu có cần nhịn ăn

Đi khám thai lần đầu có cần nhịn ăn hay không?

Khám thai lần đầu rất quan trọng nên mẹ bầu đi khám càng sớm càng tốt để biết được tình trạng sức khỏe thai nhi của mình đã ổn định chưa. Đồng thời trong quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên, tư vấn cần thiết giúp cho con phát triển hấp thụ được nhiều chất dinh dướng nhất và có thai kỳ suôn sẻ, mẹ con được khỏe mạnh .

Vào lần khám thai đầu tiên , các bác sĩ sẽ thường chỉ định cho các mẹ xét nghiệm máu nên tốt nhất chị em không nên ăn gì trước khi khám khoảng 12h để có được kết quả xét nghiệm chính xác nhất cũng như kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng.

Sau khi thăm khám xong thì chị em có thể ăn nhẹ để bổ sung ngay cho cơ thể, tránh tình trạng đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp, dễ rơi vào trạng thái ngất xỉu, ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Để có được kết quả chính xác nhất trong việc thăm khám lần đầu tiên của chu kỳ, các bác sĩ khuyên chị em nên đi khám vào buổi sáng là tốt nhất.

Tuy nhiên, cán lưu ý trước khi đi thăm khám đó là bạn nên uống nhiều nước (khoảng 1 lít nước) và cố gắng phải nhịn đi tiểu để bàng quang có đầy nước.

Việc uống nước giúp bàng quang căng đầy tạo điều kiện cho sóng âm tiếp cận nhanh hơn, siêu âm sẽ cho ra được những hình ảnh rõ nét hơn, giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác được tình trạng của thai nhi.

>>> Xem thêm: Tại sao đi khám thai xong bị ra máu

Tại sao đi khám thai lần đầu cần nhịn ăn?

Việc ăn uống đầy đủ, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu là rất cần thiết trong suốt qía trình mang thai, thậm chí còn phải ăn nhiều hơn cả khi chưa có bầu. Bởi ăn để chất dinh dưỡng có thể vào được con, giúp con hấp thụ được hết những dưỡng chất đó. Chính vì vậy mà rất nhiều chị em thắc mắc tại sao lại cần phải nhịn ăn hàng giờ đồng hồ trước khi đi khám thai.

Câu trả lời cho sự thắc mắc của các chị em đó là: Vào thời điểm thai nhi đang trong khoảng 12 – 14 tuần, lúc này sẽ phải cần đến một số xét nghiệm máu, cũng như một số bước khám khác để có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện dị tật của thai nhi.

Những xét nghiệm máu như xét nghiệm đường huyết, ure, creatinine sẽ bị sai lệch khá nhiều bởi lượng đường trong máu và chất béo sẽ tăng lên sau khi ăn trong vòng vài giờ nên cần các mẹ nhịn ăn trước khi đi khám 12 tiếng để có kết quả xét nghiệm chính xác và giúp bác sĩ có những chẩn đoán đúng nhất.

Những lưu ý khi đi khám thai lần đầu

Khi đi khám thai lần đầu, các mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

+ Khám thai lần đầu cần lựa các cơ sở y tế chuyên khoa và các bác sĩ uy tín để việc thăm khám diễn ra đúng quy trình, an toàn và đạt được hiệu quả cao.

+ Nên chuẩn bị trước những thắc mắc của bản thân, liệt kê ra câu hỏi ra giấy hoặc ghi chú lại để bác sĩ sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn.

+ Nên uống nhiều nước khoảng 1 tiếng trước khi siêu âm thai để khi siêu âm có thể quan sát thai nhi một cách dễ dàng hơn.

+ Cần giữ lại kết quả khám và các xét nghiệm của lần đầu tiên để làm cơ sở chẩn đoán và theo dõi vào những lần khám sau.

Khám thai lần đầu ở đâu là tốt?

Việc mang thai và sinh con khỏe mạnh là mục tiêu và là mong muốn mà bất kỳ gia đình nào. Do đó, các bà mẹ cần trang bị và nắm bắt kĩ các kiến thức về sinh sản, thăm khám đặc biệt là ở lần khám thai đầu tiên.

Đặc biệt với những phụ nữ trẻ, vào lần đầu mang thai không cần quá lo lắng. Sau khi thực hiện việc thăm khám thai lần đầu hãy ghi nhớ và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi, giúp thai nhi ổn định và phát triển bình thường trong cả quá trình mang thai.

Việc khám thai định kỳ cũng vô cùng quan trọng, nó là tiền đề để theo dõi sát và phát hiện những thay đổi của thai cũng như phát hiện kịp thời và xử lý những trường hợp bất thường xảy ra.

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nhạy cảm và quan trọng nhất trong suốt thai kỳ. Các mẹ vào thời gian này nên hạn chế đi lại nhiều, làm các công việc nặng.

Để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé, ngoài việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất, có chế độ nghỉ ngơi tốt, khám thai định kỳ, bạn cần chú ý:

  • Biết được các dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.
  • Khám thai lần đầu tiên cần khám kịp thời, tránh việc khám quá sớm/ quá muộn.
  • Thực hiện việc sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 để phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp và chữa trị sớm.
  • Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để có thể can thiệp các biện pháp, kịp thời để giữ được thai nhi.
  • Thực hiện việc sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh được những nguy cơ nguy hiểm trước và trong quá trình mang thai.

Khi các chị em có bất kỳ biểu hiện nghi ngờ hay dấu hiệu nào bất thường, nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để có thể thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra như sẩy thai, thai lưu hoặc thai ngoài tử cung,….

Đồng thời, lắng nghe và làm theo những chỉ bảo, lời khuyên từ các bác sỹ chuyên khoa. Nên có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện, bổ sung các dưỡng chất đầy đủ để thai  nhi có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Có thể nói, việc đi khám thai càng sớm sẽ tốt cho cả sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của chị em.

Trên đây là giải đáp của bác sỹ chuyên khoa về vấn đề khám thai lần đầu có cần nhịn ăn không? Để được tư vấn trực tiếp, các bạn có thể chat ngay mục Tư vấn trực tuyến trên web site để được giải đáp miễn phí.

Khoa Nguyễn

Lê Tâm tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Lê Tâm sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

tu-van-online

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ thông tin:

Tin liên quan

có thai mấy tuần thì đi siêu âm được

Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được

Khi vừa hay tin mình có em bé, bà bầu nào cũng đều nôn nóng muốn đi siêu âm...

phòng khám thai ở thanh xuân

Địa chỉ siêu âm thai ở Thanh Xuân uy tín nhất hiện nay

Phòng khám thai ở Thanh Xuân tốt, chất lượng là băn khoăn của rất nhiều mẹ...

khám thai tuần 12

Khám thai tuần 12 ở đâu uy tín nhất

Việc khám thai tuần 12 có ý nghĩa đặc biệt đối với chị em đang mang bầu,...

Hotline 24/7 Tư Vấn Qua Zalo Tư Vấn Trực Tuyến

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CHỈ DẪN ĐƯỜNG

map