52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ 24/7

logo

Được Sở Y Tế Cấp Phép

“Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của bạn”

8:00 - 20:00

(Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ Lễ)
Tư vấn bác sĩ Đặt lịch hẹn
uu-dai
Trang chủ » Sức khỏe sinh sản » Cẩm nang sức khỏe » Nước tiểu có mùi hôi khó chịu là bệnh gì? Khắc phục mùi hôi nước tiểu

Nước tiểu có mùi hôi khó chịu là bệnh gì? Khắc phục mùi hôi nước tiểu

Ngoài những thay đổi về tính chất, màu sắc nước tiểu, nếu nhận thấy có mùi lạ bốc lên sau mỗi lần đi tiểu tiện thì bạn hãy thận trọng, bởi nước tiểu có mùi hôi là dấu hiệu “ngầm cảnh báo” cơ thể bạn có thể phải đối diện với một số bệnh lý rất nguy hiểm. Do đó, khi nước tiểu có mùi hôi khó chịu là bệnh gì? trở thành nỗi lo của rất nhiều người hiện nay. Dưới đây sẽ là những thông tin giúp bạn lý giải cụ thể cho thắc mắc này?

Danh Mục

Nước tiểu có mùi hôi khó chịu là bệnh gì?

Thực tế, các bác sỹ chuyên khoa cho biết có rất nhiều nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi hôi bất thường, và chủ động tìm hiểu, nhận biết sớm vấn đề này sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa và chữa trị bệnh tốt hơn.

Dưới đây là các lý giải cụ thể, chính xác cho thắc mắc nước tiểu có mùi hôi khó chịu là bệnh gì? mà bạn đang quan tâm:

– Viêm niệu đạo do lậu và chlamydia

Nước tiểu sẽ có mùi hôi rất khó chịu, màu vàng đậm và đục, xuất hiện vào b uổi sáng, khi đi tiểu sẽ có mủ, kèm theo tiểu buốt rát, đau hông lưng và sốt.

– Bệnh tiểu đường

Do cơ thể bạn đã tiêu thụ quá nhiều đường, từ đó làm tăng đường huyết. Lúc này, hệ bài tiết sẽ đào thải lượng đường dư thừa ra ngoài thông qua nước tiểu. Và đó là lý do vì sao nước tiểu có mùi hôi khó chịu đến như vậy.

– Nhiễm trùng đường tiểu

Nếu nước tiểu có mùi hôi kèm theo một số triệu chứng như đau tức bụng dưới, đau buốt khi tiểu … là dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiểu.

Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh thường xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại nơi này.

– Dư thừa vitamin

Nếu nước tiểu có mùi hôi khó chịu như mùi thuốc thì có thể là do lượng vitamin mà bạn đã uống quá dư thừa hoặc không thể hấp thụ được. Vì vậy bạn nên tới gặp bác sĩ để cắt giảm liều lượng vitamin nạp vào cơ thể.

– Môi trường âm đạo mất cân bằng (gặp ở nữ)

Bạn chỉ nên vệ sinh âm đạo bằng nước sạch. Việc làm dụng các dung dịch tẩy rửa có thể tiêu diệt các vi khuẩn tốt, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xuất hiện và phát triển. điều này sẽ khiến nước tiểu của bạn có mùi khác thường.

Ngoài ra, nếu bạn không uống đủ nước mỗi ngày, sẽ có lượng chất cặn bã đậm đặc hơn và do đó màu sẫm màu hơn và mùi mạnh hơn. Hay một số loại gia vị như: hành củ, tỏi, cà ri, cá hồi, rượu, cà phê… nếu sử dụng quá nhiều và thường xuyên cũng chính là nguyên nhân có thể làm thay đổi mùi nước tiểu.

Như vậy, những thay đổi ở mùi hương của nước tiểu cảnh báo rất nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe con người. Do đó, để biết một cách chính xác nước tiểu mùi hôi khó chịu là bệnh gì? bạn cần nhanh chóng đến ngay các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời.

Nguy hiểm khi nước tiểu có mùi hôi khó chịu?

Bạn chớ nên chủ quan khi nhận thấy nước tiểu xuất hiện bất thường kèm theo mùi hôi khó chịu, điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Biến chứng nguy hiểm khi nước tiểu có mùi hôi cho sức khỏe như

  • Nhiễm trùng thận: Khi nước tiểu có mùi hôi do các bệnh lý viêm nhiễm gây ra, nếu không được ngăn chặn sẽ nhanh chóng chạy ngược dòng lên trên thận là cơ quan cuối cùng chịu tác động và dẫn đến suy giảm chức năng thận, viêm thận, suy thận mãn tính.
  • Tổn thương đường tiết niệu: Đường tiết niệu khi bị tổn thương kéo dài, gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, nước tiểu có mùi hôi còn gây ra tình trạng tiểu ra mủ, máu khi bề mặt niêm mạc bị tổn thương trầm trọng.
  • Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Nước tiểu có mùi hôi khó chịu kèm theo các cảm giác đau rát khó chịu ở cơ quan sinh dục, khiến người bệnh khó tập trung trong công việc và sức khỏe giảm sút nhanh chóng. Đời sống chăn gối cũng vì thế mà bị gián đoạn, dẫn đến né tránh và sợ hãi mỗi khi quan hệ, gây suy giảm chức năng tình dục.
  • Đối với bệnh tiểu đường, sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng cho sức khỏe với các bệnh lý về tim mạch, thần kinh, nhiễm trùng, bệnh về mắt… sinh ra do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.

Nước tiểu có mùi hôi khó chịu khắc phục bằng cách nào?

Lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội là khi có dấu hiệu rối loạn tiểu tiện, cộng với những bất thường ở màu sắc, mùi hương nước tiểu, thì bạn cần đi khám ngay, không được chủ quan với những dấu hiệu này, bởi tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh càng có cơ hội tấn công mạnh hơn và hệ sinh dục.

Tại cơ sở y tế bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán, đánh giá mức độ bệnh và có phác đồ điều trị kịp thời. Mỗi nguyên nhân gây bệnh lại có một phương pháp điều trị khác nhau. Vì thế, người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà. Việc dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của các bác sỹ chuyên khoa về liều dùng và cách dùng để tránh những biến chứng không đáng có.

Nếu nước tiểu có mùi hôi do vi khuẩn gây bệnh thường sẽ được chỉ định bằng phương pháp điều trị nội khoa, chủ yếu là các loại thuốc Tây y chuyên khoa, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, giảm đau, hồi phục những tổn thương nhanh chóng, kết hợp với thuốc Đông y có ưu điểm cải thiện bệnh từ bên trong, thông niệu, thanh nhiệt bàng quang, mát gan, lợi tiểu, kháng khuẩn, giúp nước tiểu trở về trạng thái bình thường, đồng thời tăng sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ từ thuốc Tây y và hạn chế bệnh tái phát trở lại.

Ngoài ra, để có hiệu quả điều trị bệnh cao nhất, ngoài phác đồ chuyên khoa, người bệnh cũng cần lưu ý đến những thay đổi trong chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học để hạn chế gặp phải những bất thường ở hệ sinh dục cũng như sự thay đổi ở nước tiểu.

  • Không nên nhịn tiểu, cần có thói quen đi tiểu ngay khi có nhu cầu. Nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Nên ăn nhiều trái cây tươi, rau củ quả. Hạn chế đồ ăn chiên dầu, đồ ăn cay nóng, sử dụng các loại gia vị có tính nóng như: hạt tiêu, ớt, tỏi…
  • Nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc bàng quang, tránh sự tăng sinh của mầm bệnh.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để có cơ hội phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.

Nước tiểu có mùi hôi khó chịu thực sự sẽ cản trở rất nhiều đến cuộc sống của bạn, vậy nên đừng chủ quan khi nhận thấy bản thân đang gặp phải điều này. Hãy nhanh chóng liên hệ cho chúng tôi theo Hotline: 03.56.56.52.52 – 03.56.56.52.52 hoặc chat trên mục [Tư vấn trực tuyến] để được bác sỹ trực tiếp giải đáp và đưa ra lời khuyên tốt nhất.

Khoa Nguyễn

Lê Tâm tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Lê Tâm sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

tu-van-online

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ thông tin:

Tin liên quan

2 vạch mờ có thai không

Thử que 2 vạch mờ có thai không

Thử que lên 2 vạch mờ có thai không? là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ...

Chưa tới tháng mà ra máu

Chưa tới tháng mà ra máu có nguy hiểm không?

Không ít chị em gặp phải tình trạng chưa tới tháng mà ra máu, hay còn gọi là...

ngứa dương vật sau khi quan hệ

Ngứa dương vật sau khi quan hệ

Ngứa dương vật sau khi quan hệ tình dục là vì sao? Hãy cùng đi tìm hiểu rõ các...

Hotline 24/7 Tư Vấn Qua Zalo Tư Vấn Trực Tuyến

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CHỈ DẪN ĐƯỜNG

map