52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ 24/7

logo

Được Sở Y Tế Cấp Phép

“Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của bạn”

8:00 - 20:00

(Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ Lễ)
Tư vấn bác sĩ Đặt lịch hẹn
uu-dai
Trang chủ » Sức khỏe sinh sản » Cẩm nang sức khỏe » Tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi là gì? Làm gì khi phát hiện bệnh?

Tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi là gì? Làm gì khi phát hiện bệnh?

Tràn dịch màng tinh hoàn có thể do yếu tố sinh lý hoặc bệnh lý. Trong nhiều trường hợp, trẻ gặp phải tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi nhưng cha mẹ lại không để tâm hay vô tình coi nhẹ không kịp thời chữa trị, dẫn đến những hậu quả nghiêm trong về sau. Phía các chuyên gia khẳng định, tuy không quá nguy hiểm nhưng việc tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này là rất cần thiết để bảo vệ cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Danh Mục

Tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi là gì?

Tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi được hiểu như thế nào? Theo các chuyên gia, đây chính là hiện tượng tích tụ quá nhiều chất lỏng tại hai vỏ tinh hoàn. Hầu hết các trường hợp thai nhi bị tràn dịch màng tinh hoàn đều không có nguyên nhân rõ ràng khi mới bắt đầu. Cũng theo đó, sự xuất hiện và phát triển của nó là tương đối chậm, bởi đó là do bìu tinh hoàn bị chấn thương, viêm mào tinh hoàn hoặc các khối u, và giun chỉ gây ra, hay còn được gọi là tràn dịch màng tinh hoàn thứ cấp với các triệu chứng của tổn thương ban đầu.

Hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi có thể xảy ra ở tuần thứ 28 của thai kỳ, lúc này tinh hoàn mới di chuyển từ ổ bụng xuống bìu thông qua một ống nhỏ gọi là ống phúc tinh mạc. Thời điểm này, khi thực hiện siêu âm và thăm khám, bác sĩ sẽ phát hiện được, tuy nhiên phải đợi đến khi trẻ ra đời mới có thể áp dụng các phương pháp điều trị. Trong nhiều trường hợp, bé trai sẽ không còn hiện tượng này khi ra khỏi bụng mẹ.

Dấu hiệu nhận biết tràn dịch màng tinh hoàn

Như đã nói ở trên, bệnh có thể phát triển ngay từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ, hoặc xảy ra trong những tháng đầu sau sinh, 1-2 tuổi,… Vì trẻ nhỏ nên cha mẹ cần hết sức lưu ý theo dõi cơ thể của bé để phát hiện những dấu hiệu bất thường như:

– Tinh hoàn của bé to hơn so với mức bình thường.

– Khi sờ vào có hiện tượng ứ nước bao quanh tinh hoàn và bên trong bìu, có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên.

– Tinh hoàn lúc nào cũng bị to và nhìn căng bóng ở bên ngoài. Nếu soi đèn pin thì có thể thấy ánh sáng đèn xuyên qua cả vùng bìu.

– Để lâu, bệnh có thể đem đến các triệu chứng đau tức hoặc đau âm ỉ ở vùng bìu và bẹn khiến trẻ quấy khóc thường xuyên.

Tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi nguy hiểm không?

Các bác sỹ chuyên khoa cho biết, phụ huynh không cần quá lo lắng khi phát hiện thai nhi bị tràn dịch màng tinh hoàn. Bởi trên thực tế, hiện tượng này không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như quá trình sinh đẻ và sức khỏe sinh sản sau này. Đa phần tình trạng này sẽ tự hết khi bé sinh ra, đến 6 tháng hoặc muộn nhất là 1 năm đối với các trường hợp sinh lý.

Nếu bé đến 1 tuổi mà chưa khỏi thì cần thực hiện tiểu phẫu. Với tiểu phẫu xử lý tràn dịch màng tinh hoàn chỉ là tiểu phẫu nhỏ để thực hiện hút dịch chứ không phải kỹ thuật phức tạp, hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này. Tuy nhiên, trong những trường hợp bệnh lý mà cha mẹ coi thường không đưa bé đi khám sớm sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến chức năng sinh lý và sức khỏe sinh sản của bé sau này.

Tinh hoàn có chức năng sản xuất tinh trùng và duy trì nội tiết tố nam, nên khi bị tràn dịch, tinh hoàn sẽ luôn ở trong trạng thái ngậm nước và tạo áp lực đến mào tinh hoàn, ống dẫn tinh. Lúc này, chức năng của nó cũng sẽ bị ảnh hưởng, gây cản trở quá trình sinh tinh, khiến số lượng và chất lượng tinh trùng đều bị giảm sút. Hiện tượng này kéo dài, bé trai có nguy cơ mất hẳn chức năng sinh sản.

Hơn nữa, do dịch bị ứ đọng lâu dài nên môi trường bên trong tinh hoàn tạo ra điều kiện để các loại vi khuẩn sinh sôi và tấn công gây viêm nhiễm, teo tinh hoàn, hoại tử tinh hoàn, nhiều trường hợp còn phải cắt bỏ tinh hoàn.

Phải làm gì khi phát hiện tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi

Tuy không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm, thế nhưng khi phát hiện thai nhi bị tràn dịch màng tinh hoàn, phụ huynh hãy thông báo với bác sĩ để theo dõi thật kỹ ngay khi bé vừa sinh ra để thăm khám cho bé xem hiện tượng này đã hết chưa. Nếu chưa hết, phụ huynh cần quan sát bé đến 1 tuổi để phát hiện những bất thường nếu có.

Tại thời điểm bé được 1 tuổi, nếu thấy biểu hiện bất thường như: đau tinh hoàn, quấy khóc khi sờ vào tinh hoàn, tinh hoàn hay phần bìu nóng rát, bé khóc trong mỗi lần đi vệ sinh… thì cần cho bé thăm khám ngay đề phòng trường hợp bé bị biến chứng các căn bệnh trong cơ quan sinh sản. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật lộn màng tinh hoàn của bé để thoát hết dịch. Cha mẹ hoàn toàn không cần lo lắng bởi phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn diễn ra nhanh chóng, gọn nhẹ chỉ từ 10 – 20 phút. Nếu trẻ bị tràn dịch màng tinh hoàn có kèm theo hiện tượng thoái vị bẹn thì bác sĩ sẽ xử trí luôn cả hai bệnh này.

Cách khắc phục tràn dịch màng tinh hoàn thai nhi

Bình thường tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi thường sẽ tự khỏi và không cần điều trị sau khi bé ra đời và được 6 tháng tuổi hoặc có thể là 1 năm. Tuy nhiên, sau 1 tuổi, nếu hiện tượng này vẫn không thay đổi hoặc có những triệu chứng tiến triển trầm trọng hơn thì cha mẹ cần cho bé đi khám sớm và điều trị kịp thời, tránh những nguy hiểm mà bệnh mang lại.

Việc điều trị bệnh cần phải dựa vào nguyên nhân, độ tuổi, mức độ bệnh lý và tình hình sức khỏe của em bé, các bác sỹ chuyên khoa mới có chỉ định phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

Do đó, cha mẹ cần lưu ý tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hay thực hiện bằng bất kỳ phương pháp nào để điều trị tràn dịch màng tinh hoàn khi chưa qua thăm khám và chưa có chỉ định của bác sỹ. Việc làm này có thể khiến cho bệnh không những không khỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của con sau này.

Hiện nay, tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi đã và đang điều trị thành công cho rất nhiều trường hợp mắc tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi, trẻ nhỏ và nam giới tuổi trưởng thành mang lại hiệu quả cao. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, phòng khám luôn được đầu tư đầy đủ thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến được nhập khẩu từ nước ngoài giúp cho việc chẩn đoán bệnh nhanh, chính xác đồng thời điều trị hiệu quả.

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa phòng khám là những người có trình độ cao, nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị bệnh cho người bệnh. Với môi trường y tế chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo, thủ tục thăm khám bệnh nhanh chóng, chi phí niêm yết công khai theo quy định của Sở y tế… Vì vậy các bậc cha mẹ có thể yên tâm đưa trẻ đến thăm khám và điều trị bệnh tại đây.

Để nhận những thông tin tư vấn xoay quanh hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi và trẻ nhỏ, hãy nhấc máy và gọi tới số hotline: 03.56.56.52.52 – 03.56.56.52.52 để nhận tư vấn tốt nhất. Địa chỉ phòng khám: Số 52, P. Thượng Đình, Q. Thanh Xuân, Hà Nội.

Khoa Nguyễn

Lê Tâm tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Lê Tâm sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

tu-van-online

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ thông tin:

Tin liên quan

2 vạch mờ có thai không

Thử que 2 vạch mờ có thai không

Thử que lên 2 vạch mờ có thai không? là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ...

Chưa tới tháng mà ra máu

Chưa tới tháng mà ra máu có nguy hiểm không?

Không ít chị em gặp phải tình trạng chưa tới tháng mà ra máu, hay còn gọi là...

ngứa dương vật sau khi quan hệ

Ngứa dương vật sau khi quan hệ

Ngứa dương vật sau khi quan hệ tình dục là vì sao? Hãy cùng đi tìm hiểu rõ các...

Hotline 24/7 Tư Vấn Qua Zalo Tư Vấn Trực Tuyến

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CHỈ DẪN ĐƯỜNG

map