52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ 24/7

logo

Được Sở Y Tế Cấp Phép

“Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của bạn”

8:00 - 20:00

(Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ Lễ)
Tư vấn bác sĩ Đặt lịch hẹn
uu-dai
Trang chủ » Sức khỏe sinh sản » Cẩm nang sức khỏe » Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ?

Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ?

Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ? Luôn là nỗi lo thường trực của các bà mẹ, bởi lượng sữa bú sẽ quyết định trực tiếp đến sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não của trẻ. Một số chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để tạo cho con có nền tảng tốt nhất trong những tháng đầu đời.

Danh Mục

Bé cần bú mẹ bao nhiêu là đủ?

Trên thực tế, sau khi chào đời, hầu hết trẻ sơ sinh có nhu cầu ngủ nhiều hơn ăn, thời gian ngủ khá dài, nhiều khi bé chỉ dậy trong chốc lát để ăn rồi có thể ngủ ngay sau đó hoặc ngủ trong lúc ăn. Đây là biểu hiện rất bình thường và mẹ không cần lo lắng.

Trong khoảng 24 giờ đầu, trẻ thường rất buồn ngủ và việc ngủ nhiều giúp trẻ lấy lại sức và thông thường cách 2 tiếng bé sẽ có nhu cầu ăn. Tuy nhiên, lượng ăn của từng bé sẽ khác nhau tùy thuộc vào cân nặng, thể trạng của từng trẻ.

Vậy, trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu là đủ?

Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ

Đối với trẻ sau sinh trong 24 giờ đầu tiên:

Rất nhiều mẹ sau sinh chưa có sữa về, đặc biệt là các mẹ sinh mổ, sữa có thể về sau đó 2, 5 ngày hoặc hơn tùy theo sức khỏe, cơ địa của từng mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên cho bé ti sớm để tạo cho bé phản xạ bú mút, cũng khi khích thức sữa non về nhanh hơn.

Trước đây, rất nhiều người cho rằng dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ và lượng sữa chỉ dừng lại ở khoảng 15 – 20ml/ cữ bú. Tuy nhiên trên thực tế, lượng sữa này có thể lên đến 40ml, 60ml, thậm chí hơn tùy thuộc vào thể trạng và nhu cầu của từng bé.

Do đó, tốt nhất trong giỏ đồ đi sinh của mình, các mẹ hãy chuẩn bị thêm sữa công thức để bé bú trước trong khi đợi sữa non về. Hãy đút sữa bằng thìa thay vì ăn bằng bình để trẻ không bỏ ti mẹ khi sữa về.

Dưới 2 tháng tuổi, trẻ sơ sinh bú bao nhiêu ml sữa là đủ?

Trong tháng đầu, trẻ sẽ bú mẹ khoảng từ 8 – 12 lần và mỗi lần ăn cách nhau 2 – 3 tiếng. Rất nhiều trẻ có hiện tượng ngủ li bì, bạn nên chú ý đánh thức trẻ dậy và cho ăn không quá 3 tiếng (kể cả đêm bởi trẻ thời gian này chưa thể ngủ xuyên đêm).

Trẻ sơ sinh sẽ mất khoảng 20 – 30 phút để bú no, hãy tạo cho trẻ thói quen bú thức ngay từ đầu, điều này tốt cho hệ tiêu hóa và lịch sinh hoạt khoa học của các con sau này.

Ở thời điểm trong tháng đầu, lượng sữa của trẻ bú thường dao động trong khoảng 40 – 90 ml/ cữ bú. Sau 1 tháng sẽ tăng dần lên và đạt được mức 120ml hoặc hơn tùy theo sức ăn của từng bé. Các mẹ hãy theo dõi mỗi cữ ăn của trẻ để biết con đã bú đủ hay chưa.

Đối với trẻ trên 2 tháng tuổi:

– Thời điểm 2 tháng, mẹ có thể dãn cữ lên 3 tiếng/ lần bú, mỗi nhu cầu ăn của trẻ có thể đạt tới 120ml – 150ml, một số bé có thể ăn 180ml. Mẹ nên theo dõi sau bú, trẻ có hiện tượng trớ sữa thì nên rút bớt lượng sữa trong mỗi cữ cho ăn.

– Khi trẻ được 4 tháng, bé có thể ăn được 180ml/ cữ bú.

– Ở 6 tháng tuổi, lượng sữa tăng lên nhanh chóng và đạt mức 220 – 240ml. Trên thực tế có những trẻ đã ăn được khoảng 270 ml, thậm chí nhiều hơn. Thời điểm này, mẹ nên giãn cữ bú cho con khoảng 4 – 4,5 tiếng/ lần.

* Bạn cũng cần lưu ý: mỗi trẻ có thể trạng sức khỏe khác nhau, do đó mà nhu cầu ăn cũng có sự khác biệt. Thậm chí ở cùng một trẻ nhưng có thời điểm bé ăn nhiều hoặc thấp hơn lượng ăn hàng ngày, mẹ nên có sự điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con.

* Nếu bạn đang cho con bú mẹ trực tiếp, hãy cho bé bú theo nhu cầu. Sữa mẹ dễ tiêu hóa nên bé sẽ thường có biểu hiện muốn ăn sau 2 – 3 giờ. Nếu đang cho con uống sữa công thức, bé thường no lâu hơn và sau khoảng 3 – 4 tiếng bé sẽ có nhu cầu ăn.

>>> Xem thêm: Thèm chua là gái hay trai?

Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ? Cách nhận biết chính xác

Như trên vừa chia sẻ, lượng sữa mà mỗi trẻ cần là khác nhau, do đó, các mẹ không nên có tâm lý so sánh hoặc cứng nhắc áp đặt mức ăn cho con. Hãy chú ý quan sát trẻ để không rơi vào tình trạng ép ăn khiến con biếng ăn, suy giảm sự phát triển của trẻ.

Nếu sau mỗi cữ bú, trẻ có những dáu hiệu này thì các mẹ yên tâm bé đã được cung cấp đầy đủ lượng sữa theo nhu cầu thực tế:

  • Bé tránh ngực mẹ, quay đầu, lắc đầu, đẩu bình sữa hoặc vừa bú vừa nghịch, nhai núm, ngậm đầu ti, …
  • Bé bú ngủ (bạn nên cho bé dừng tin gay khi bé có biểu hiện này để tránh hình thành thói quen xấu bé có ti mới chịu ngủ).
  • Lượng nước tiểu: Số lượng bỉm cần thay trong ngày khoảng 5 – 8 miếng, nước tiêu màu vàng nhạt, không có mùi lạ và đi nặng khoảng 2 – 3 lần. Có những trẻ sơ sinh xì xoẹt đi nhiều lần trong ngày là điều bình thường.

Tuy nhiên, khi lớn hơn bé vẫn đi nặng nhiều lần, hãy để ý phân (phân sống, mùi khăm, màu lạ, sủi bọt,…) rất có thể bé bị dị ứng đạm bò, bất dung nạp đường hoặc bị tiêu chảy cấp,…

  • Để ý số cân của bé tăng đều:

Thông thường, mức tăng cân của trẻ ở 3 tháng đầu sẽ dao động từ 800g – 1200g là tốt nhất. Ở những tháng tiếp theo, cân nặng của trẻ có xu hướng chậm lại, thường ở mức tăng 600g/ tháng.

Nếu bé có hiện tượng chững cân trong khi lượng sữa trong ngày vẫn ổn định như mọi lần, hãy cho bé thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, các vi chất cần thiết.

  • Sau mỗi cữ bú, bé có biểu hiện vui vẻ, hoạt bát, thích đùa nghịch.
  • Trẻ ngủ sâu giấc, ít có biểu hiện quấy khóc, nhất là về đêm.
  • Bầu ngực của mẹ mềm hơn sau mỗi cữ bú của trẻ. Tốt nhất hãy cho bé bú kiệt một bên bầu ngực rồi mới chuyển sang bầu ngực còn lại để trẻ bú được các lớp sữa trong (sữa đầu chứa kháng thể) đến sữa cuối chứa chất béo.

Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu

Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết khi nào bé thực sự có nhu cầu bú?

Nhu cầu bú của bé phần lớn được các mẹ nhận biết qua tiếng khóc, tuy nhiên có một thực tế là không chỉ đói bé mới khóc. Khóc là cách giao tiếp chủ yếu của trẻ khi chưa đến giai đoạn biết nói.

Trẻ buồn chán, trẻ đi nặng, bị đau, khó chịu, lạnh quá, nóng quá,…tất cả đều biểu hiện qua tiếng khóc. Do đó, mẹ cần hết sức chú ý đến các dấu hiệu sau để cho trẻ bú đúng thời điểm, tránh con rơi vào tình trạng quá đói sinh ra cáu gắt, khó đi vào giấc ngủ sau khi ăn:

  • Trẻ há miệng, liếm môi, đầu ngọ nguậy, lắc liên tục.
  • Cho tay vào miệng mút, gặm nhiều lần, mút môi, đồ chơi hoặc các vật dụng trong tầm tay bé.
  • Sờ, kéo áo, rúc vào ngực mẹ.
  • Bé khó chịu, rên rỉ, hơi thở gấp, quấy khóc ngày càng dữ dội hơn.
  • Giấc ngủ chập chờn, tỉnh dậy đòi bú mút nhưng lại nhanh buồn ngủ.
  • Trẻ khi đã no thường dễ bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài.
  • Nếu quá đói, trẻ trở nên cáu gắt, lăn lộn không ngừng sang hai bên, thậm chí không thể dỗ cho đến khi được ăn.

Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ? Những lưu ý quan trọng dành cho mẹ

Việc cho con bú không chỉ là bản năng của người mẹ mà còn cần nhiều hơn thế. Các mẹ hãy chủ động tìm hiểu để trang bị cho mình kiến thức cần thiết, khoa học để con bú đủ, khỏe mạnh, tạo ra nền tảng vững chắc về thể chất và trí tuệ.

Dưới đây là một số lưu ý dành cho các mẹ:

– Cân nặng là một trong những yếu tố giúp mẹ nhận biết trẻ đã nhận đủ lượng sữa hay chưa nhưng bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Sau sinh 7 – 10 ngày, hầu hết các trẻ có hiện tượng giảm cân sinh lý, sau đó mới bắt đầu tăng cân trở lại.
  • Sau thời gian này, hãy lấy số cân nặng chia 7. Nếu kết quả nhỏ hơn hoặc bằng 20g thì mẹ nên xem lại, khả năng bé không được bú đủ.

– Ở trẻ sơ sinh, thời gian bú kéo dài khoảng 25 – 30 phút, càng lớn thì thời gian bú càng giảm (5 – 10 phút). Nếu sau khoảng thời gian này, bé vẫn có biểu hiện cố bú mút, đầu ti mẹ sưng đỏ thì mẹ có biểu hiện thiếu sữa, trẻ bú chưa đủ nhu cầu thực tế.

– Không nên ép trẻ ăn, cũng không nên để trẻ ăn quá no. Mẹ cần chú ý đến cữ ăn, lượng ăn của con hàng ngày để có sự điều chỉnh phù hợp. Tốt nhất lượng sữa mỗi lần ăn không nên vượt quá 2/4 sức chứa dạ dày.

Cách dễ dàng nhất là nhận biết trẻ bú quá no chính là hiện tượng ọc sữa, trớ sữa ngay khi ăn xong hoặc đang vỗ ợ hơi ở tư thế bế vác.

Để bé ăn đủ và giảm bớt hiện tượng trớ sữa, hãy vỗ ợ hơi cho trẻ trước – trong – sau khi trẻ ăn xong.

– Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ sơ sinh, đó là khoảng thời gian trẻ phát triển mạnh trí não, chiều cao,…Do đó, hãy cân nhắc việc đánh thức trẻ dậy ăn. Dưới đây là một số nguyên tắc:

  • Trẻ sơ sinh (3 tháng đầu) nên để trẻ ngủ không quá 4 tiếng phải đánh thức dậy cho ăn.
  • Trẻ có cân nặng dưới 6kg cũng chưa đủ năng lượng ngủ xuyên đêm.
  • Mẹ nên cho bé bú ngủ, không gian tĩnh, đèn tối (hoặc sáng mờ) để trẻ ăn và ngủ tiếp, tránh làm mất giấc ngủ của con.

– Sữa non chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các kháng thể đáp ứng khả năng miễn dịch của trẻ trong các giai đoạn phát triển sau này, đặc biệt là 6 tháng đầu đời. Hãy cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt để sữa sớm về và trẻ được hưởng trọn vẹn nguồn dinh dưỡng quý giá.

– Dù bú mẹ trực tiếp hay bú bình thì mẹ cũng nên rèn cho con ăn ngủ theo giờ. Tuy nhiên, mỗi trẻ có nhu cầu sinh hoạt khác nhau, hãy giãn cữ ăn để con biết cảm giác đói nhưng cũng nên chú ý đến nhu cầu của trẻ để có sự hài hòa, phù hợp trong quá trình nuôi con.

– Với những bé bị sinh non, suy dinh dưỡng, mắc một số bệnh lý liên quan đến thực quản, dạ dày,…mẹ nên cho bé ăn theo cữ, theo dõi lượng sữa trong mỗi cứ bú và nên chủ động thăm khám của các bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia dinh dưỡng để có lịch sinh hoạt phù hợp, giúp trẻ tăng trưởng phù hợp với độ tuổi.

Với những thông tin chia sẻ vừa rồi, mong rằng đã giúp các mẹ giải đáp được lo lắng: Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ? Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, mời bạn đọc liên hệ theo Hotline: 03.56.56.52.52 để được hỗ trợ đầy đủ nhất.

Khoa Nguyễn

Lê Tâm tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Lê Tâm sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

tu-van-online

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ thông tin:

Tin liên quan

2 vạch mờ có thai không

Thử que 2 vạch mờ có thai không

Thử que lên 2 vạch mờ có thai không? là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ...

Chưa tới tháng mà ra máu

Chưa tới tháng mà ra máu có nguy hiểm không?

Không ít chị em gặp phải tình trạng chưa tới tháng mà ra máu, hay còn gọi là...

ngứa dương vật sau khi quan hệ

Ngứa dương vật sau khi quan hệ

Ngứa dương vật sau khi quan hệ tình dục là vì sao? Hãy cùng đi tìm hiểu rõ các...

Hotline 24/7 Tư Vấn Qua Zalo Tư Vấn Trực Tuyến

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CHỈ DẪN ĐƯỜNG

map