52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ 24/7

logo

Được Sở Y Tế Cấp Phép

“Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của bạn”

8:00 - 20:00

(Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ Lễ)
Tư vấn bác sĩ Đặt lịch hẹn
uu-dai
Trang chủ » Sức khỏe sinh sản » Cẩm nang sức khỏe » Đau nhói cửa mình khi mang thai

Đau nhói cửa mình khi mang thai

Vất vả trải qua những cơn ốm nghén thôi chưa đủ, nhiều chị em còn cảm thấy bất an hơn với hiện tượng đau nhói cửa mình khi mang thai. Bởi tình trạng này có thể là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về thai ngoài tử cung, nhiễm trùng… Để giúp chị em hiểu rõ hơn về hiện tượng này, hãy theo dõi ngay thông tin ở bài viết dưới đây.

Danh Mục

Tại sao xuất hiện tình trạng đau cửa mình khi mang thai?

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ bắt đầu thích nghi với rất nhiều thay đổi ở cả trong và ngoài cơ thể. Vì thế việc gây ra sự khó chịu ở tâm lý, sức khỏe cũng là điều dễ hiểu.

Đặc biệt, thường gặp nhất là cảm giác đau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả lưng, bụng, ngực và dạ dày, thậm chí là tình trạng bà bầu đau nhói cửa mình.

Vậy nguyên nhân nào khiến bà bầu đau nhói vùng kín khi mang thai? Lý giải về vấn đề này Bác sĩ chuyên khoa đang công tác tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết:

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em bị vùng kín khi mang thai, cụ thể như:

  • Do mang thai ngoài tử cung:

Đau ở vùng kín cũng được coi là biểu hiện của thai ngoài tử cung. Ngoài cảm giác đau đó, chị em còn có thêm các biểu hiện khác như: chảy máu, chóng mặt, đau lưng, hạ huyết áp…

  • Dấu hiệu sảy thai:

Hiện tượng đau nhói cửa mình dữ dội kèm theo chảy máu bất thường trong thời kỳ mang thai, có thể cảnh báo hiện tượng dọa sảy.

Chị em tuyệt đối không nên chủ quan, nếu cảm thấy khó chịu, đau tức ở vùng kín, hãy thăm khám ngay để được xác định nguyên nhân và xử trí kịp thời.

Đau nhói cửa mình khi mang thai

  • Dấu hiệu của viêm âm đạo do vi khuẩn

Đau nhói cửa mình khi mang thai cũng có thể hình thành do vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo. Lúc này ngoài cảm giác đau, chị em còn thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy vùng kín, đau rát khi đi tiểu…

  • Dấu hiệu của viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas

Nếu bạn cảm thấy ngứa ngáy ở “cô bé” kèm theo cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục, khí hư có màu trắng hoặc xanh nhạt ra nhiều bất thường, sủi bọt và có mùi hôi… Rất có thể đó là biểu hiện của bệnh viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas gây ra.

  • Thể tích máu của thai phụ tăng lên

Trong thời kỳ mang thai thể tích máu của thai phụ tăng lên, có thể đến 50%. Điều này, sẽ làm cho âm đạo có biểu hiện sưng và dễ nhạy cảm hơn.

Do đó, nhiều chị em sẽ cảm thấy đau nhói vùng kín khi mang thai, nhất là vùng xương chậu.

  • Cơ thể tiết ra hormone relaxin

Cùng với sự thay đổi nội tiết tố, thì lượng hormone relaxin sẽ được tiết ra với hàm lượng lớn. Hiện tượng này sẽ làm mềm các cơ ở vùng xương chậu, khiến chị em cảm thấy áp lực ở vùng chậu, và có cảm giác đau tức ở cửa mình.

  • Thai nhi phát triển nhanh ở những tháng cuối

Vào những tháng cuối của thai kỳ, em bé phát triển nhanh chóng. Điều đó sẽ tạo nên một áp lực lên vùng khung chậu, khiến bạn gặp khó khăn trong lúc sinh hoạt và cảm thấy đau tức cửa mình khi mang thai.

  • Cổ tử cung giãn nở

Sự giãn nở của cổ tử cung diễn ra ở một vài tuần trước khi chuyển dạ có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau nhói cửa mình.

Ngoài ra, tình trạng đau nhức vùng kín cũng có xuất phát từ các nguyên nhân khác như: táo bón, hoạt động quan hệ tình dục quá mức hoặc chị em căng thẳng, stress…

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng đau cửa mình khi mang thai. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám ngay khi gặp phải sự thay đổi bất thường ở cơ thể.

>>> Xem thêm: Thủy đậu mọc ở vùng kín có nguy hiểm không?

Một số dạng đau nhói cửa mình khi mang thai thường gặp

Nhận biết chính xác các dạng đau nhức sẽ giúp bạn dễ dàng chia sẻ với bác sĩ, để sớm tìm ra nguyên nhân và xử trí kịp thời:

  • Đau âm ỉ kéo dài:

Cơn đau này xuất hiện với các cơn co thắt hoặc đang dần tăng cường độ, bạn nên đến bác sĩ càng sớm, càng tốt. Bởi đó có thể là biểu hiện của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là viêm nhiễm trong ống dẫn trứng hoặc cổ tử cung.

  • Đau châm chích

Cảm giác đau châm chích thường xuất hiện do sự kéo dài của cơ tử cung vào khoảng tuần thứ 5 đến thứ 8 của thai kỳ, do sự hình thành khí hơi.

Ngược lại, nếu bạn có cảm giác đau châm chích, đau nhói cửa mình khi mang thai xuất hiện ở tuần thứ 37, thì đó có thể là do thời điểm chuyển dạ đang đến gần. Vì vậy, nếu cơn đau gia tăng kèm theo biểu hiện chảy máu âm đạo, chị em cần gặp bác sĩ ngay.

  • Đau như cắt

Thường thì cơn đau cắt xuất hiện là do tử cung đang phát triển. Nó cũng có thể là một triệu chứng của viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu. Vì vậy, để an toàn cho cả mẹ và bé, chị em hãy gặp bác sĩ ngay nhé.

Đau nhói cửa mình khi mang thai ảnh hưởng gì không

Đau buốt cửa mình khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Như đã chia sẻ ở trên cho thấy, hiện tượng đau vùng cửa mình khi mang thai, bên cạnh những yếu tố do sinh lý gây nên. Thì chúng còn là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm phụ khoa… nên chị em tuyệt đối không được chủ quan.

Bởi nếu tình trạng đau nhức ở vùng kín do vấn đề bệnh lý, hoặc là dấu hiệu dọa sảy… Nếu không được thăm khám và can thiệp kịp thời, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé.

+ Ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi:

Các bệnh viêm nhiễm vùng kín, bệnh lây truyền qua đường tình dục, nếu không được phát hiện sớm sẽ đe dọa đến sức khỏe, cũng như sự phát triển của em bé. Em bé sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm rất cao.

+ Tăng nguy cơ, gây những biến chứng cho thai kỳ:

Các bệnh lý xảy ra ở vùng kín trong giai đoạn thai kỳ, có thể làm gia tăng nguy cơ thai phụ gặp phải các biến chứng như: sảy thai, thai lưu, sinh non, băng huyết…

Vậy nên, ngay khi chị em nhận thấy các biểu hiện đau nhói cửa mình khi mang thai, kèm theo biểu hiện ngứa ngáy, nổi mụn, viêm loét, khí hư bất bất thường… thì cần đi khám ngay ở các cơ sở chuyên khoa, để có cách điều trị phù hợp.

Giải pháp giúp chị em giảm cơn đau nhói của mình khi mang thai

Ngoài việc chủ động tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn phác đồ điều trị an toàn. Chị em có thể thực hiện một số biện pháp làm giảm cơn đau nhói của mình khi mang thai ở dưới đây:

  • Nên nghỉ ngơi, hạn chế đi lại và không nên làm việc nặng.
  • Ngủ đủ giấc, giữ tâm lý thoải mái được chứng minh là cách giúp bạn cảm thấy bớt đau vùng kín ngay khi mình thức dậy.
  • Nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp việc lưu thông máu diễn ra thuận lợi và giảm áp lực âm đạo.
  • Nếu nguyên nhân mang thai bị đau nhói cửa mình do cổ tử cung giãn, chị em có thể thuyên giảm bằng cách là nằm xuống và nâng hông cao.
  • Hãy dùng nước ấm để tắm gội, và dùng vòi hoa sen lúc tắm, massage vùng xương chậu ở mỗi lần tắm.
  • Thực hiện các bài tập Kegel, bơi lội và yoga sẽ giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể hiệu quả.
  • Có thể dùng đai đỡ bụng để giảm thiểu sức ép từ vùng bụng lên lưng dưới, xương chậu, hông.
  • Đau nhức cửa mình khi mang thai cũng sẽ giảm đi đáng kể nếu bạn sử dụng một chiếc túi chườm ấm.
  • Không nên chuyển động đột ngột tại vùng thắt lưng. Hạn chế quan hệ tình dục nếu có biểu hiện đau nhói vùng kín kéo dài.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tốt cho cả mẹ và bé.

Hiện tượng đau cửa mình khi mang thai có thể gây khó chịu cho rất nhiều mẹ bầu. Một vài sự thay đổi ở thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn giảm đau đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng phác đồ.

Chị em tuyệt đối không nên chủ quan tự ý điều trị tình trạng đau nhức tại nhà bằng bất cứ loại thuốc nào, nhất là khi chưa thăm khám.

Việc bạn sử dụng sai thuốc có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Đồng thời, làm thay đổi môi trường âm đạo, khiến vi khuẩn có hại gia tăng và gây viêm nhiễm.

Hy vọng với những chia sẻ ở bài viết đã giúp chị em có thêm kiến thức hữu ích. Đồng thời, hiểu rõ hơn về hiện tượng đau nhói cửa mình khi mang thai, từ đó chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị. Mọi băn khoăn, vui lòng chat trực tuyến tại website hoặc gọi ngay cho bác sĩ theo Hotline: 03.56.56.52.52 để được giải đáp nhanh nhất.

Khoa Nguyễn

Lê Tâm tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Lê Tâm sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

tu-van-online

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ thông tin:

Tin liên quan

2 vạch mờ có thai không

Thử que 2 vạch mờ có thai không

Thử que lên 2 vạch mờ có thai không? là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ...

Chưa tới tháng mà ra máu

Chưa tới tháng mà ra máu có nguy hiểm không?

Không ít chị em gặp phải tình trạng chưa tới tháng mà ra máu, hay còn gọi là...

ngứa dương vật sau khi quan hệ

Ngứa dương vật sau khi quan hệ

Ngứa dương vật sau khi quan hệ tình dục là vì sao? Hãy cùng đi tìm hiểu rõ các...

Hotline 24/7 Tư Vấn Qua Zalo Tư Vấn Trực Tuyến

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CHỈ DẪN ĐƯỜNG

map