52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ 24/7

logo

Được Sở Y Tế Cấp Phép

“Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của bạn”

8:00 - 20:00

(Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ Lễ)
Tư vấn bác sĩ Đặt lịch hẹn
uu-dai
Trang chủ » Nam Khoa » Bệnh tuyến tiền liệt » Viêm đường tiết liệu » Nhiễm trùng đường tiểu là gì? Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu là gì? Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu là một trong số những bệnh lý thường gặp trong xã hội hiện nay, đặc biệt là ở nữ giới. Theo thống kê, có đến 50% phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành có ít nhất một lần trong đời gặp phải tình trạng này và tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng xuất phát chủ yếu từ thói quen trong sinh hoạt, đời sống tình dục không lành mạnh. Không nhiều người nhận thức được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này và điều đó đã tạo cơ hội để nhiễm trùng đường tiểu lây lan gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng cộng đồng.

Danh Mục

Nhiễm trùng đường tiểu là gì?

Nhiễm trùng đường tiểu còn gọi là nhiễm khuẩn đường tiểu, đây là một bệnh lý xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào niệu đạo và nhân lên trong đường tiểu hoặc vi khuẩn di chuyển từ hậu môn, ruột già,…lên niệu đạo và gây ra tình trạng viêm nhiễm lây lan tại hệ tiết niệu. Bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng số lượng bệnh nhân mắc bệnh thường tập trung ở những người trong độ tuổi sinh sản hoặc người có tuổi.

Một khi các tác nhân gây hại xâm nhập được vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng gây ra viêm nhiễm tại hệ tiết niệu bao gồm: hai thận, hai niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang), bàng quang và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ niệu đạo để ra ngoài khi tiểu) và gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng lưu trữ, bài tiết nướ tiểu ra khỏi cơ thể.

Những ai có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiểu?

Escherichia coli (E. coli) được xác định là thủ phậm chính gây ra trên 80% trường hợp nhiễm trùng đường tiểu ở người lớn.Chúng thường sống trong đại tràng và có thể di chuyển từ vùng da xung quanh hậu môn và cơ quan sinh dục vào lỗ niệu đạo. Ngoài ra, các loại khuẩn như: Staphylococcus saprophyti-cus, Klebsiella, Proteus,… cũng góp phần gây ra khoảng 15% số ca mắc bệnh. Các tác nhân gây bệnh này thường rất dễ lây lan qua:

– Vệ sinh kém, sai cách tại vùng kín, quan hệ tình dục không lành mạnh, kích ứng với các loại hóa chất vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh, thủ dâm nhiều, thô bạo,…những cặn bẩn tích tụ, các vết trầy xước tại vùng kín là con đường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công sâu hơn vào hệ bài tiết của con người.

Ngoài ra, việc quan hệ tình dục với những đối tượng mắc bệnh xã hội khiến nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội nguy hiểm như lậu, sùi mào gà,…tăng cao.

Do mắc các bệnh lý như: sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đại bất thường, bệnh tiểu đường, hệ miễn dịch bị suy giảm,…

Thông thường theo cơ chế tự nhiên của hệ tiết niệu, nước tiểu sẽ được tống ra ngoài cơ thể cũng là một cách tự nhiên cơ thể loại bỏ phần lớn các loại khuẩn có hại gây viêm nhiễm tại đây. Tuy nhiên, đối với những người mắc các bệnh lý kể trên thì nước tiểu không được đào thải ra ngoài  hoàn toàn mà có tình trạng ứ đọng trong niệu đạo làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.

– Những trường hợp dị tật ở dường tiết niệu hoặc đặt ống thông tiểu không được vệ sinh đúng cách, xạ trị ở khu vực xương chậu,… cũng là con đường giúp vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm tại hệ tiết niệu của người bệnh.

Những dấu hiệu giúp bạn nhận diện bệnh nhiễm trùng đường tiểu

Các loại khuẩn gây viêm nhiễm thông thường sẽ không biểu hiện ngay thành các triệu chứng lâm sàng, chúng sẽ có thời gian ủ bệnh với những triệu chứng tăng dần khiến người bệnh chủ quan. Ban đầu là cảm giác buồn tiểu thường xuyên, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, không kiểm soát được dòng chảy, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi, có mủ hoặc máu trong nước tiểu. Người bệnh, đặc biệt là phụ nữ sẽ cảm thấy đau vùng xương mu. Ngoài ra, tùy vào cơ quan bị nhiễm trùng, các triệu chứng khác nhau sẽ xuất hiện:

– Nếu thận bị nhiễm trùng, bệnh nhân có thể bị sốt, buồn nôn, nôn mửa, hay run rẩy hoặc đau lưng.

– Nếu bàng quang bị nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ thấy đau tức (bụng dưới), thường xuyên đi tiểu, tiểu buốt và ra máu;

– Nếu niệu đạo bị nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ đi tiểu buốt và có dịch tiết ra từ niệu đạo.

Những người bị nhiễm trùng đường tiểu sẽ gặp nhiều phiến toái trong sinh hoạt hàng ngày cũng như đời sống tình dục. Bệnh không được điều trị kịp thời hoặc sai cách sẽ khiến bệnh tái phát lại nhiều lần khiến bạn bị nhiễm trùng máu thường do vi khuẩn Gram(-) với nguy cơ choáng nhiễm trùng, hoại tử ống thận, bệnh thận kẻ; Hoại tử nhú thận, abces thận, thận ứ mủ, viêm quanh thận; Viêm thận – bể thận mãn do xơ hóa vỏ thận, viêm kẻ thận mãn, xơ teo ống thận, trào ngược bàng quang – niệu quản,…

Điều trị nhiễm trùng đường tiểu như thế nào?

Nguyên tắc trong điều trị nhiễm trùng đường tiểu cần đảm bảo:

– Vô khuẩn hóa nước tiểu nhanh chóng và ngừa sẹo hóa thận.

– Điều trị sớm và triệt để ngay sau khi lấy nước tiểu xét nghiệm vi trùng học.

– Đánh giá hiệu quả điều trị bằng cách xét nghiệm tế bào-vi trùng ngày thứ 3 và ngày thứ 15. Tham khảo kháng sinh đồ.

– Điều trị dự phòng tái phát và điều trị dị tật hệ tiết niệu nếu có.

Dựa trên các nguyên tắc điều trị trên, ngay khi bệnh nhân phát hiện những triệu chứng lâm sàng tại hệ tiết niệu nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện bệnh sớm. Tại phòng khám Đa kha 52 Nguyễn Trãi, bạn sẽ được chẩn đoán thông qua: Xét nghiệm nước tiểu để xác định chính xác bạn bị nhiễm trùng hay không, loại khuẩn nào gây bệnh…; Siêu âm hoặc chụp CT giúp xác định mức độ viêm nhiễm (Áp dụng cho các trường hợp mắc bệnh lần đầu hoặc tái phát).

* Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiểu tại phòng khám:

– Đối với tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập quan hệ tình dục, vệ sinh,…sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh chuyên khoa làm giảm đau, sưng tấy, phù nề, giảm tiết dịch, ngăn chặn nguy cơ lây lan lang các bộ phận khác. Cùng với đó sẽ kết hợp điều trị bằng các thuốc Đông y chuyên khoa đặc hiệu giúp giúp bổ thận, thông huyết, nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa tái phát.

Một điểm mới trong phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiểu tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi chính là ứng dụng dòng máy Laser bán dẫn trong quá trình điều trị giúp:

  • Tiêu diệt vi khuẩn, phòng tránh tình trạng viêm sưng, phù nề, cải thiện tuần hoàn máu cục bộ, tăng khả năng chuyển hóa tế bào, hấp thụ và tiêu tan dịch tiết đường tiết niệu.
  • Thúc đẩy quá trình lên da non, tránh tình trạng sẹo đường niệu gây khó khăn cho quá trình bài tiết nước tiểu.

– Điều trị ngoại khoa sẽ được áp dụng trong các trường hợp bị tắc nghẽn đường tiểu, có các dị tật đường tiểu,…để giải phóng phần nước tiểu bị ứ đọng trọng bàng quang gây viêm.

Cách phòng tránh nguy cơ tái phát nhiễm trùng đường tiểu

– Uống nhiều nước để làm sạch đường tiểu, uống nước ép trái giàu vitamin C giúp cải thiện các triệu chứng sốt, đau buốt khi đi vệ sinh.

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trước và sau khi tiểu tiện, quan hệ tình dục.

– Hạn chế các loại đồ uống có cồn, ga, chất kích thích. Vận động hợp lý.

– Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy.

Nên tiểu thường xuyên và làm rỗng bàng quang hoàn toàn.

– Tắm vòi sen thay vì tắm bồn, mặc quần lót làm từ cotton có độ co dãn, thoáng khí.

– Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm dấu hiệu bất thường ở hệ tiết niệu.

Mọi thắc mắc về bệnh nhiễm trùng đường tiểu, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 03.56.56.52.52 – 03.56.56.52.52 hoặc cổng chat trực tuyến trên website của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được các bác sĩ tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Khoa Nguyễn

Lê Tâm tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Lê Tâm sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

tu-van-online

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ thông tin:

Tin liên quan

nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ

Những hiểu biết về nhiễm khuẩn đường tiết niệu phụ nữ

Đối với các chị em, nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ là một nỗi...

Trẻ bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?

Trẻ bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Ảnh hưởng đến cuộc sống...

Hotline 24/7 Tư Vấn Qua Zalo Tư Vấn Trực Tuyến

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CHỈ DẪN ĐƯỜNG

map