52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ 24/7

logo

Được Sở Y Tế Cấp Phép

“Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của bạn”

8:00 - 20:00

(Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ Lễ)
Tư vấn bác sĩ Đặt lịch hẹn
uu-dai
Trang chủ » Sức khỏe sinh sản » Cẩm nang sức khỏe » Đi tìm nguyên nhân gây ra tình trạng thai nhi nấc cụt

Đi tìm nguyên nhân gây ra tình trạng thai nhi nấc cụt

Thai nhi nấc cụt là một hiện tượng sinh lý bình thường và không có gì đáng lo ngại trong suốt thai kỳ. Đây được coi là cột mốc đánh dấu sự phát triển của thai nhi. Khám phá nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cụt này, các mẹ bầu sẽ thấy nhiều điều thú vị lắm đấy.

Danh Mục

 Thai nhi bị nấc cụt là gì?

Các sản phụ nên chú ý theo dõi những cử động của bé yêu trong bụng để cảm nhận được sự phát triển cũng như nhận biết được những dấu hiệu bất thường của thai nhi. Nếu mẹ bầu cảm nhận được sự rung động như tiếng tim đang đập hoặc tiếng gõ đều đều phát ra từ bụng dưới thì cũng không nên quá lo lắng bởi đây là tình trạng bé nấc cụt trong bụng mẹ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thai nhi nấc là phản xạ bình thường và không đáng sợ như nhiều người vẫn lo lắng. Thậm chí, đây còn là biểu hiện báo hiệu hệ thống hô hấp của thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.

Tình trạng thai nhi bị  nấc cụt chỉ diễn ra khi hệ thần kinh trung ương của bé đã được phát triển hoàn chỉnh để sẵn sàng cho việc thở trong môi trường nước ối. Thông thường, thai nhi đã bắt đầu nấc cụt từ rất sớm, khi thai nhi đạt 9 tuần tuổi. Tuy nhiên, người mẹ sẽ không cảm nhận được vì khi đó kích thước bào thai còn quá nhỏ. Phải đến thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, mẹ bầu mới cảm nhận được điều này một cách rõ ràng nhất.

Thai nhi nấc cụt

Giải mã các nguyên nhân khiến thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng thai nhi giật giật cụt. Một giả thuyết cho rằng tình trạng này có sự liên quan đến sự phát triển và trưởng thành của phổi. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được kiểm chứng bởi các nghiên cứu khoa học.

Tần suất nấc cụt của mỗi thai nhi là khác nhau, có bé nấc cụt ít, có bé lại nấc cụt thường xuyên, liên tục. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình khiến bé nấc cụt trong bụng mẹ.

  • Thai nhi muốn chào đời

Những em bé thường xuyên bị nấc cụt trong bụng mẹ bất kể ngày đêm là những em bé đang rất mong muốn được ra khỏi bụng mẹ. Thai nhi quá hiếu động, thường xuyên vung tay, đạp chân, cử động nhiều, khiến tình trạng nấc cụt diễn ra với tần suất nhiều hơn.

Ngoài ra, những tiếng nấc của thai nhi cũng là biểu hiện cho thấy bé đang thực hành việc bú sữa ngay từ trong bụng mẹ. Nếu sau khi bé chào đời, bạn thấy trên da bé có vài vết đỏ nhỏ, thì có thể là do bé đã luyện tập các kỹ năng bú mẹ nên dẫn đến tình trạng nấc cụt thường xuyên.

  • Sự chuyển động bất thường của cơ hoành

Những tiếng nấc của thai nhi có thể bắt nguồn từ việc thai nhi thở trong nước ối. Do hệ hô hấp của thai nhi vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh, nên thai nhi vẫn chưa tự điều chỉnh được nhịp nuốt và thở của mình. Khi thai nhi hít vào một lượng lớn nước ối, sẽ gây áp lực lên cơ hoành, từ đó tạo nên các tiếng nấc.

  • Dây rốn quấn chặt

Trong trường hợp thai nhi bị nấc cụt do dây rốn quấn chặt, thì bạn cần hết sức cảnh giác vì tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Khi dây rốn bị quấn chặt, làm suy giảm lượng oxy được cung cấp cho cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng thai nhi bị nấc cụt trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, việc dây rốn bị quấn chặt chặt cũng ảnh hưởng đến tim và quá trình lưu thông máu đến bào thai. Từ đó, thay đổi huyết áp và nhịp tim thai. Chính vì vậy, nếu các mẹ bầu thấy tình trạng thai nhi nấc cụt có sự gia tăng đột biến về mức độ cũng như tần suất, thì nên đi gặp các bác sĩ chuyên khoa ngay để được thăm khám và có hướng giải quyết kịp thời. Tránh để kéo dài dẫn đến tình trạng suy thai, thai chết lưu, vô cùng nguy hiểm.

Tình trạng thai nhi nấc trong bụng mẹ liệu có nguy hiểm không?

Thông thường, các mẹ bầu có thể bắt đầu cảm nhận được những tiếng nấc của thai nhi từ thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ. Mỗi mẹ bầu sẽ cảm nhận được hiện tượng thai nhi bị nấc cụt ở những thời điểm khác nhau. Nấc có thể xuất hiện vào bất kỳ lúc nào, bất kể ngày đêm.

Bên cạnh đó, có những thai nhi bị nấc thường xuyên nhưng cũng có bé ít bị nấc. Vì vậy, các bạn không cần phải quá lo lắng khi không cảm nhận được con bị nấc. Cũng giống như tình trạng thai máy, nấc cụt là một phản xạ bình thường của thai nhi và là một phần tự nhiên của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu cơn nấc cụt có sự thay đổi đột ngột như mạnh hơn, lâu hơn thì các sản phụ nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, kiểm tra và có biện pháp xử trí kịp thời.

Thai nhi nấc cụt có nguy hiểm không

Cách nhận biết tình trạng thai nhi nấc cụt

Các sản phụ có thể nhận biết sớm thai nhi đang bị nấc cụt thông qua những biểu hiện dưới đây:

  • Nhịp điệu: Tình trạng thai nhi bị nấc cụt được nhiều sản phụ mô tả là những cú giật đều hoặc tiếng đồng hồ tích tắc ở vùng bụng dưới. Nếu đặt tay lên bụng sẽ cảm thấy tiếng nấc của thai nhi giống như nhịp tim đang đập hoặc tiếng gõ đều đều. Khác với nấc cụt, hiện tượng thai máy (xuất hiện ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai) sẽ không theo một chu kỳ đều đặn như vậy mà diễn ra một cách ngẫu nhiên, có lúc nhanh lúc chậm lúc mạnh lúc yếu.
  • Thời gian: Mỗi cơn nấc cụt chỉ kéo dài trung bình từ khoảng từ 3 đến 15 phút. Một ngày, em bé có thể nấc từ 1 đến vài lần. Nhiều sản phụ có thể cảm nhận được những tiếng nấc của thai nhi trong suốt giai đoạn thai kỳ nhưng có nhiều mẹ đã chia sẻ rằng vẫn chưa biết được cảm giác con mình nấc là như thế nào. Trong khi đó, thời gian trung bình của mỗi đợt thai máy là từ 30 phút đến 1 giờ.
  • Thời điểm: Những cơn nấc có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào, bất kể ngày đêm.
  • Mức độ: Ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai, hiện tượng thai máy và những cơn nấc của thai nhi đều diễn ra khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, khi bước sang đến thời kỳ tam cá nguyệt cuối cùng thì mức độ tác động của thai máy và khi nấc sẽ có sự khác biệt. Khi bé nấc, bạn sẽ cảm thấy các chuyển động nhẹ nhàng còn thai máy thì sẽ diễn ra rất mạnh, đôi khi các sản phụ có thể nhìn thấy dấu bàn tay, bàn chân của thai nhi trên vùng bụng của sản phụ.

>>> Xem thêm: Đau nhói cửa mình khi mang thai

Các mẹ bầu nên làm gì khi em bé bị nấc trong bụng mẹ?

Nếu bạn cảm nhận được những tiếng nấc của con, các bạn không cần phải quá hoang mang, lo sợ và vội vàng đi thăm khám bởi đây là một phản xạ sinh lý bình thường của thai nhi. Các chị em chỉ cần thực hiện một số điều dưới đây:

  • Duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
  • Nhiều người nghĩ rằng tình trạng thai nhi nấc cụt là do đói và khát nên đã cố uống nước và ăn một thứ gì đó. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác và bạn không nên làm theo.
  • Nếu số lần và mức độ những cơn nấc tăng lên, các mẹ bầu có thể thử thay đổi tư thế. Chẳng hạn, nếu mẹ bầu đang nằm nghiêng bên trái thì quay sang phía bên phải, đang ngồi xem phim thì thử đứng dậy đi dạo xung quanh. Việc thay đổi vị trí sẽ giúp cho cả sản phụ và thai nhi cảm thấy dễ chịu hơn và cơn nấc của bé sẽ giảm đi nhanh chóng.

Cách để hạn chế hiện tượng thai nhi bị nấc cụt

Những cơn nấc của thai nhi sẽ khiến các mẹ bầu đau đớn nhưng lại có thể làm bạn suy giảm sự tập trung. Ngoài ra, nếu tình trạng thai nhi bị nấc diễn ra trong thời gian dài, có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Để hạn chế tình trạng thai nhi nấc cụt, các chị em cần chú ý đến một số điều dưới đây:

  • Nên nằm nghiêng về phía bên trái
  • Xây dựng chế độ ăn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, bổ sung các thực phẩm giàu protein để giúp bé cảm thấy dễ chịu và ít bị nấc
  • Bổ sung nhiều nước
  • Nên chú ý ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya
  • Chú ý đếm tần suất các cơn nấc và thời gian của nó trong thời kỳ tam cá nguyệt cuối cùng để nhận biết sớm các vấn đề bất thường.
  • Nếu bạn nhận thấy tình trạng bé bị nấc cụt trong bụng mẹ tăng lên đột ngột về mức độ và tần suất, bạn nên đi khám ngay. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn thực hiện siêu âm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Đâu là địa chỉ siêu âm thai tốt và uy tín ở Hà Nội hiện nay?

Nếu vẫn đang phân vân không biết địa chỉ Phòng khám siêu âm thai nào tốt ở Hà Nội? thì phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi hiện nay có thể là một gợi ý đáng để cân nhắc.

Nhằm đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của toàn dân nói chung, cũng như thực hiện khám thai, siêu âm thai, tư vấn các biện pháp kế hoạch hóa gia đình… an toàn, hiệu quả:

  • Phòng khám là nơi tập trung đội ngũ y, bác sĩ đều là người được đào tạo chính quy, bài bản và dày dặn kinh nghiệm.
  • Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi còn chú trọng đầu tư các hệ thống trang thiết bị máy móc y tế hiện đại, tiên tiến được nhập khẩu từ thương hiệu hàng đầu trên thế giới:
  • Áp dụng mô hình khám, chữa bệnh “một bác sĩ – một y tá – một bệnh nhân” giúp người bệnh có thể thoải mái chia sẻ tình trạng sức khỏe của mình và giúp bác sĩ có thời gian để đưa ra những tư vấn kỹ càng và có chỉ định phù hợp nhất.
  • Là phòng khám chuyên khoa đạt tiêu chuẩn quốc tế, nên toàn bộ chi phí khám chữa bệnh tại đây đều được niêm yết rõ ràng, nằm trong khung giá chung do Bộ Y tế quy định, cùng nhiều chương trình khuyến mãi ưu đãi hấp dẫn.

Với những ưu thế vượt trội, phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi tự hào là một phòng khám siêu âm thai uy tín và có chất lượng cao ở Hà Nội trong suốt thời gian qua. Cũng như nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao từ đông đảo người dân tại thủ đô Hà Nội, và người dân đến từ nhiều tỉnh thành lân cận.

Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết trên đây, các chị em có thể nắm rõ các nguyên nhân gây ra tình trạng thai nhi nấc cụt cũng như những cách hiệu quả để hạn chế tình trạng này. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline: 03.56.56.52.52 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được tư vấn cụ thể.

Khoa Nguyễn

Lê Tâm tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Lê Tâm sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

tu-van-online

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ thông tin:

Tin liên quan

2 vạch mờ có thai không

Thử que 2 vạch mờ có thai không

Thử que lên 2 vạch mờ có thai không? là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ...

Chưa tới tháng mà ra máu

Chưa tới tháng mà ra máu có nguy hiểm không?

Không ít chị em gặp phải tình trạng chưa tới tháng mà ra máu, hay còn gọi là...

ngứa dương vật sau khi quan hệ

Ngứa dương vật sau khi quan hệ

Ngứa dương vật sau khi quan hệ tình dục là vì sao? Hãy cùng đi tìm hiểu rõ các...

Hotline 24/7 Tư Vấn Qua Zalo Tư Vấn Trực Tuyến

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CHỈ DẪN ĐƯỜNG

map