52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ 24/7

logo

Được Sở Y Tế Cấp Phép

“Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của bạn”

8:00 - 20:00

(Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ Lễ)
Tư vấn bác sĩ Đặt lịch hẹn
uu-dai
Trang chủ » Sức khỏe sinh sản » Cẩm nang sức khỏe » Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ

Không chỉ xuất hiện ở nam giới trưởng thành mà tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em cũng là bệnh lý khá phổ biến, khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng. Bởi khi trẻ phát triển đến một giai đoạn nào đó, nếu tình trạng bệnh không biến mất sẽ để lại rất nhiều hệ lụy, có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này của trẻ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các bậc cha mẹ cần trang bị kiến thức, sự hiểu biết nhất định về căn bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ và hướng khắc phục bệnh tốt nhất.

Danh Mục

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ là gì?

Tràn dịch màng tinh hoàn thì thường xảy ra với trẻ mới sinh và có thể phát triển từ khi trẻ còn ở trong bụng mẹ. Cho đến tuần thứ 28 của thai kỳ, tinh hoàn mới di chuyển từ ổ bụng xuống bìu thông qua một ống nhỏ gọi là ống phúc tinh mạc. Phần lớn chất dịch sẽ tự thoát ra ngoài trước khi các ống phúc tinh mạc này đóng lại.

Tuy nhiên, nếu dịch vẫn còn sau khi ống phúc tinh mạc đóng lại và dịch không thể thoát về ổ bụng thì sau một năm chúng cũng sẽ tự biến mất.

Tràn dịch màng tinh hoàn là hiện tượng màng tinh hoàn vì một lý do nào đó mà bị tổn thương khiến cho dịch, mủ hoặc máu bị ứ đọng lại giữa hai lá của tinh hoàn (Lá tạng là lá dính sát vào tinh hoàn và lá thành là bao quanh bên ngoài lá tạng). Điều này làm cho tinh hoàn bị sưng to nhưng lại không có hiện tượng đau hay tấy đỏ trong giai đoạn đầu nên sẽ rất khó khăn trong việc phát hiện bệnh sớm. Có khoảng 1/10 trẻ sơ sinh nam bị tràn dịch màng tinh hoàn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ?

Cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan khi nhận thấy con có các biểu hiện sau:

– Tinh hoàn của bé to hơn so với mức bình thường. Hoặc bên to bên nhỏ không đều.

– Khi sờ vào có hiện tượng ứ nước bao quanh tinh hoàn và bên trong bìu. Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện một bên hoặc cả hai bên của tinh hoàn.

– Nếu soi đèn pin thì có thể thấy ánh sáng đèn xuyên qua cả vùng bìu.

– Để lâu, bệnh có thể dẫn đến các triệu chứng đau tức hoặc đau âm ỉ ở vùng bìu và bẹn. Cơn đau có thể kéo dài và lan sâu xuống cả vùng háng, sau lưng.

Bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ có cần điều trị không?

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ thường có 2 dạng gồm: Tràn dịch màng tinh hoàn sinh lý và tràn dịch màng tinh hoàn bệnh lý.

Tràn dịch màng tinh hoàn sinh lý là hiện tượng khi trẻ mới sinh ra đã bị và sẽ tự khỏi không cần điều trị. Còn lại là tràn dịch màng tinh hoàn bệnh lý, cần có các biện pháp can thiệp bằng y khoa để khắc phục và điều trị kịp thời.

Bởi tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn bệnh lý để lâu sẽ khiến trẻ bị đau tức khó chịu, tinh hoàn sưng đau, tấy đỏ và dẫn đến những biến chứng đe dọa đến chức năng sinh lý và sức khỏe sinh sản của bé sau này:

  • Tràn dịch màng tinh hoàn sẽ ảnh hưởng đến sự sản xuất, số lượng và chất lượng tinh trùng. Hiện tượng tràn dịch khiến cho tinh hoàn luôn trong trạng thái ngâm nước, từ đó tạo áp lực đến mào tinh hoàn, ống dẫn tinh.
  • Do dịch bị ứ đọng lâu dài nên môi trường bên trong tinh hoàn tạo ra điều kiện để các loại vi khuẩn sinh sôi, tấn công gây viêm nhiễm, teo tinh hoàn, hoại tử tinh hoàn. Lúc này, trẻ có nguy cơ phải cắt bỏ tinh hoàn để tránh sự lây nhiễm sang các cơ quan khác trong cơ thể.

Do đó, cha mẹ hãy quan sát thường xuyên bộ phận sinh dục của bé để phát hiện sớm bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ và kịp thời đưa con mình đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ?

Các bác sỹ chuyên khoa cho biết, việc điều trị bệnh tràn dịch màng tinh hoàn có thể chữa khỏi nếu như cha mẹ phát hiện và sớm cho con đến các cơ sở y tế uy tín để điểu trị.

Bình thường, căn bệnh này có thể tự khỏi, không cần chữa trị sau khi em bé được 6 tháng đến 1 tuổi.

Tuy nhiên đối với những trường hợp vượt quá mốc thời gian này mà trẻ vẫn không có dấu hiệu “tự khỏi” thì có thể được chỉ định mổ bởi bác sĩ chuyên khoa. Nhiều bậc phụ huynh cũng lo lắng khi bé bị chỉ định mổ thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Nhưng các bác sĩ chuyên khoa khẳng định, đây là một phương pháp điều trị ngoại khoa với thao tác đơn giản là chích dịch, dịch xung quanh tinh hoàn sẽ được dẫn lưu. Đường thông lên ổ bụng cũng được đóng kín do vậy dịch không tiếp tục đọng ở màng tinh hoàn.

Vậy nên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý hơn đến quá trình chăm sóc bé mỗi ngày, nhằm phát hiện sớm và chữa trị bệnh kịp thời. Mọi băn khoăn về bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sẽ được tư vấn cụ thể hơn qua mục [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến Hotline: 03.56.56.52.52 – 03.56.56.52.52 để được giải đáp và cung cấp các thông tin quan trọng.

Khoa Nguyễn

Lê Tâm tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Lê Tâm sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

tu-van-online

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ thông tin:

Tin liên quan

2 vạch mờ có thai không

Thử que 2 vạch mờ có thai không

Thử que lên 2 vạch mờ có thai không? là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ...

Chưa tới tháng mà ra máu

Chưa tới tháng mà ra máu có nguy hiểm không?

Không ít chị em gặp phải tình trạng chưa tới tháng mà ra máu, hay còn gọi là...

ngứa dương vật sau khi quan hệ

Ngứa dương vật sau khi quan hệ

Ngứa dương vật sau khi quan hệ tình dục là vì sao? Hãy cùng đi tìm hiểu rõ các...

Hotline 24/7 Tư Vấn Qua Zalo Tư Vấn Trực Tuyến

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CHỈ DẪN ĐƯỜNG

map