52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ 24/7

logo

Được Sở Y Tế Cấp Phép

“Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của bạn”

8:00 - 20:00

(Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ Lễ)
Tư vấn bác sĩ Đặt lịch hẹn
uu-dai
Trang chủ » Sức khỏe sinh sản » Cẩm nang sức khỏe » Mẹ và Bé » Vì sao trầm cảm sau sinh? Những yếu tố tăng nguy cơ bệnh trầm cảm?

Vì sao trầm cảm sau sinh? Những yếu tố tăng nguy cơ bệnh trầm cảm?

Hiện tại các báo cáo cho thấy tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm có xu hướng tăng, từ chỉ một vài cho đến hàng chục, hàng trăm. Trầm cảm sau sinh là một dạng của bệnh trầm cảm ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ và một số ít nam giới sau khi đứa con được sinh ra.

Hiện tại chưa có một bằng chứng nào xác định chắc chắn tại sao một số phụ nữ lại bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh và những phụ nữ khác lại không bị. Tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến trầm cảm sau sinh được xem xét trên một số nguyên nhân chính như: Sự thay đổi mạnh nồng độ các hormon estrogen và progesterone sau khi sinh; Sự mệt mỏi về thể lực và tinh thần đi kèm theo là sự thiếu ngủ sau sinh; Sự thay đổi trách nhiệm và vai trò của bản thân sau sinh.

Danh Mục

Vì sao nữ giới hay bị trầm cảm sau sinh?

Những vấn đề liên quan đến giới tính của trẻ, sự thiếu quan tâm của gia đình. Hay việc từ bệnh viện về nhà cũng có thể làm tăng cảm giác không an toàn đối với một người mới sinh; Những sản phụ có tiền sử bản thân hoặc người thân trong gia đình có rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc bệnh tâm thần phân liệt sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh.

Diễn biến tâm sinh lý và trạng thái trầm cảm ở phụ nữ sau sinh

Các nhà tâm thần học đã chỉ rõ trầm cảm sau sinh có thể là một quá trình trải qua các mức độ khác nhau, từ mức độ nhẹ đến nặng hoặc có thể tiến triển đến mức độ nặng tùy thuộc vào điều kiện của sản phụ.

Nhẹ nhất là trạng thái khóc lóc và ủ rũ (hội chứng baby blues), trầm cảm sau sinh (Postpartum Major Depression) và cuối cùng là rối loạn tâm thần sau sinh (Postpartum Psychosis).

  • Trạng thái khóc lóc và ủ rũ (baby blues)

Hội chứng baby blues ảnh hưởng trong một thời gian ngắn tới khoảng 30 – 80% các bà mẹ mới sinh. Hội chứng baby blues bao gồm các triệu chứng như: lo lắng, khóc, mất ngủ, mệt mỏi, ủ rũ và buồn bã.

Các triệu chứng này thường kéo dài từ 3 – 10 ngày sau khi sinh con và kết thúc trong vòng hai tuần. Nhưng nếu những triệu chứng trên kéo dài hơn 2 tuần, hội chứng baby blues lúc này có thể đã chuyển sang hội chứng trầm cảm sau sinh.

Hội chứng baby blues không phải là bệnh và cũng không cần điều trị, chỉ cần sản phụ được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt; nhận được sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè, có điều kiện kết nối với những bà mẹ khác thì rất tốt. Cần tránh các loại thuốc gây nghiện, các chất kích thích vì những tác nhân này sẽ làm cho tâm trạng của những bà mẹ sau sinh tồi tệ hơn.

  • Hội chứng trầm cảm sau sinh (Postpartum Major Depression)

Hội chứng trầm cảm sau sinh chiếm khoảng 10% ở các bà mẹ mới sinh, hội chứng này có xu hướng phát triển sau 3 tuần và thường có xu hướng kéo dài hơn. Trong đó, rối loạn cảm xúc (Mood Disorders) thể hiện rõ nét và kéo dài nhất.

Các triệu chứng hay gặp như khóc, sự thiếu tập trung, khó khăn trong việc đưa ra các quyết định, cảm giác thiếu tự tin, buồn chán và có ý nghĩ tự tử. Ngoài ra, các triệu chứng tương tự như trong bệnh suy chức năng tuyến giáp cũng hay gặp, bao gồm: nhạy cảm với không khí lạnh, suy nghĩ chậm chạp, mệt mỏi, da khô, táo bón…

Những sản phụ có các triệu chứng của hội chứng trầm cảm sau sinh thường được điều trị bằng liệu pháp tâm lý (Psychotherapy), các thuốc chống trầm cảm (Antidepressants). Các liệu pháp trên có thể điều trị riêng lẻ hoặc kết hợp tùy vào sự diễn biến tâm lý của các sản phụ.

Nếu kiên trì và điều trị hợp lý, hội chứng trầm cảm sau sinh thường khỏi trong vòng 6 tháng. Một số trường hợp nếu không tuân thủ quy tắc điều trị của bác sĩ, bệnh sẽ tái phát và diễn biến bệnh sẽ kéo dài hơn và trở thành hội chứng loạn thần sau sinh (Postpartum Psychosis).

  • Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh (Postpartum Psychosis)

Hội chứng này đôi khi còn được gọi là loạn thần sản khoa (puerperal psychosis) hoặc là trầm cảm loạn tâm thần sau sinh (postpartum psychotic depression), rối loạn tâm thần sau sinh thường gặp 1-2 trường hợp trên 1.000 phụ nữ.

Hội chứng này dễ gặp hơn ở những phụ nữ có tiền sử bản thân hoặc người thân trong gia đình có rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc bệnh tâm thần phân liệt.

Hầu hết các trường hợp sẽ bắt đầu trong vòng 2 tuần đầu tiên sau khi sinh và chiếm tỷ lệ cao nhất ở 1-3 tháng tiếp theo. Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh có thể xuất hiện sớm với các dấu hiệu như kích động, lú lẫn và có vấn đề về trí nhớ, hay cáu kỉnh, mất ngủ và lo lắng.

Các triệu chứng muộn hơn của hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh bao gồm: hoang tưởng, ảo giác, có những hành vi bất thường và xa lánh mọi người, đặc biệt là không quan tâm hoặc gây tổn thương cho chính bản thân và đứa trẻ.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây trầm cảm sau sinh như:

  • Bạn có bệnh sử bị trầm cảm, trong khi mang thai hoặc vào những thời điểm khác
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Đã bị trầm cảm sau sinh ở lần mang thai trước
  • Bạn có các thành viên trong gia đình đã bị trầm cảm hoặc có các vấn đề về tâm trạng không ổn định
  • Bạn có những trải nghiệm căng thẳng trong năm qua như các biến chứng khi mang thai, bệnh tật hoặc mất việc làm
  • Con bạn có vấn đề về sức khỏe hoặc các nhu cầu đặc biệt khác
  • Bạn gặp khó khăn khi cho con bú
  • Bạn gặp rắc rối trong mối quan hệ với người bạn đời hoặc những người thân khác.
  • Bạn không có ai giúp đỡ
  • Bạn gặp khó khăn về tài chính
  • Mang thai ngoài ý muốn hoặc không được mong đợi

Tham khảo một số chế độ sinh hoạt để hạn chế trầm cảm sau sinh

Lối sống và những biện pháp khắc phục sau có thể giúp bạn đối phó với trầm cảm sau sinh:

  • Hãy lựa chọn lối sống lành mạnh.Hoạt động cùng bé, nghỉ ngơi đầy đủ, ăn thực phẩm lành mạnh và tránh uống rượu bia.
  • Đặt kỳ vọng thực tế.Không áp lực cho chính bản thân là phải đè nặng làm việc này việc kia, hãy điều chỉnh những công việc tránh stress, làm nặng nề bản thân, hãy làm những gì bạn yêu thích và có thể hoàn thành một cách dễ dàng nhất.
  • Dành thời gian cho chính mình. Nếu bạn cảm thấy như thế giới đang đổ hết lên đầu bạn, hãy dành thời gian cho bản thân. Mặc quần áo đẹp, ra khỏi nhà và ghé thăm một người bạn hoặc làm một vài việc vặt. Hãy dành thời gian ở một mình với người bạn đời.
  • Tránh cô lập. Hãy chia sẻ những khó khăn với chồng, bạn thân để xả những cảm xúc của bạn ra. Phá vỡ những cô lập mà bản thân bạn đã dựng lên để bảo vệ chính mình, hòa mình với cuộc sống thường nhật.
  • Yêu cầu giúp đỡ. Cố gắng mở lòng với những người thân và cho họ biết bạn cần sự giúp đỡ. Nếu ai đó nhận trông bé để bạn có thể nghỉ ngơi, hãy nhận sự giúp đỡ. Bạn có thể ngủ, chợp mắt một chút hoặc bạn có thể xem một bộ phim hay uống cà phê với bạn bè.

Cách phòng tránh trầm cảm sau sinh

Những triệu chứng phổ biến thường gặp như buồn bã, cảm xúc thất thường, dễ cáu giận, dễ khóc… hay có thể nguy hiểm đến mức tự tử hoặc giết hại chính đứa con của mình. Nhu cầu được hỗ trợ, được giúp đỡ và được quan tâm của bà mẹ mới sinh, đặc biệt khi sinh con đầu lòng rất cao.

Những việc cần tránh sau sinh

– Tránh làm việc, học tập quá sức… Sau một ngày mệt mỏi, các bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Vào cuối tuần, hãy ra ngoài gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động tập thể.

– Dành thời gian cho các sở thích của mình.

– Không nên “giam mình” trong “thế giới ảo” mà hãy ra ngoài trò chuyện, tâm sự với mọi người nhiều hơn.

– Thường xuyên vận động, luyện tập cũng là cách để đề phòng bệnh trầm cảm.

– Cố gắng tìm cho mình một giấc ngủ. Gắng đi ngủ sớm hơn nếu bạn phải thức dậy nửa đêm cho bé bú. Nên ngủ buổi trưa dù chỉ 30 phút.

– Nói chuyện và chia sẻ với bạn bè, gia đình hoặc các chuyên gia tâm lý để trút bỏ những cảm giác mệt mỏi trong người.

– Nên hỏi bạn bè và gia đình về kinh nghiệm chăm sóc em bé của họ.

– Hãy nhớ rằng bạn luôn là người mẹ tốt nhất cho con của mình, đừng bao giờ so sánh mình hay con mình với người khác, đừng để áp lực đè nặng lên đôi vai của bạn.

 

Khoa Nguyễn

Lê Tâm tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Lê Tâm sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

tu-van-online

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ thông tin:

Tin liên quan

tinh-trung-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong

Có bầu quan hệ thả tinh trùng có sao không

Có bầu quan hệ thả tinh trùng có sao không hay quan hệ lúc thai có được xuất...

sữa cho bà bầu khi mang thai

Những loại sữa tốt cho bà bầu khi mang thai

Trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần có một chế độ ăn uống đầy đủ...

Thời điểm mẹ bầu không nên xoa bụng

Thời điểm mẹ bầu không nên xoa bụng

Xoa bụng bầu là một cách giao tiếp đặc biệt giữa bố mẹ và thai nhi trong...

Hotline 24/7 Tư Vấn Qua Zalo Tư Vấn Trực Tuyến

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CHỈ DẪN ĐƯỜNG

map