52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ 24/7

logo

Được Sở Y Tế Cấp Phép

“Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của bạn”

8:00 - 20:00

(Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ Lễ)
Tư vấn bác sĩ Đặt lịch hẹn
uu-dai
Trang chủ » Sức khỏe sinh sản » Cẩm nang sức khỏe » NHỮNG HIỂM HỌA KHÔN LƯỜNG KHI THỦY ĐẬU MỌC Ở VÙNG KÍN

NHỮNG HIỂM HỌA KHÔN LƯỜNG KHI THỦY ĐẬU MỌC Ở VÙNG KÍN

Thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm ở da do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra, thường xảy ra vào mùa đông xuân. Đáng lưu ý, ngoài xuất hiện rải rác ở vùng đầu, thân, tay chân, thì các nốt chấm đỏ còn nổi ở trên vùng kín của nữ giới. Tình trạng thủy đậu mọc ở vùng kín có nguy hiểm không? Đâu là cách khắc phục tình trạng này hiệu quả? là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về vấn đề này.

Danh Mục

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ, phỏng rạ) là bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường hô hấp do một loại siêu vi có tên gọi là Varicella gây ra. Bệnh lý này có tốc độ lây lan khá nhanh, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em

Bệnh thủy đậu có nguy cơ bùng phát thành dịch mạnh mẽ nhất vào thời tiết chuyển mùa từ đông sang xuân với đặc điểm nồm ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ thay đổi thường xuyên. Tổn thương đặc trưng của thủy đậu là những nốt mụn nước phồng rộp xuất hiện rải rác trên khắp cơ thể, kể cả trong niêm mạc miệng và lưỡi với những nốt ban đầu ở tay, chân, mặt.

Các con đường lây nhiễm bệnh thủy đậu rất đa dạng, đặc biệt là nếu căn bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường đối với sức khỏe. Chính vì vậy, việc chủ động tìm hiểu các kiến thức cơ bản về bệnh thủy đậu là vô cùng cần thể để chủ động phòng ngừa, thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả.

Các con đường lây nhiễm bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm và hoàn toàn có thể lây truyền từ người này sang người kia bằng cách tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các nốt phỏng của người bệnh hay dịch mũi của người bệnh có trong không khí khi nói chuyện, hắt hơi, ho.

Bên cạnh đó, thủy đậu còn lây truyền qua việc tiếp xúc gián tiếp với nguồn bệnh. Việc sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt: bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm, cốc chén,… với người đang bị thủy đậu.

thủy đậu mọc ở vùng kín

Hãy coi chừng tình trạng thủy đậu mọc ở vùng kín !

Việc nhận diện các dấu hiệu bệnh thủy đậu không quá khó bởi các biểu hiện của bệnh tương đối đặc trưng, rõ nét. Sau thời gian ủ bệnh từ 10 – 23 ngày, người bị bệnh thủy đậu sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng ban đầu như sau:

+ Giai đoạn khởi phát: Bệnh nhân thường thấy xuất hiện các biểu hiện toàn thân như: đau đầu, khó ở, sổ mũi, sốt nhẹ, mệt mỏi và chán ăn. Các dấu hiệu trong giai đoạn này ở người lớn thường rõ nét hơn ở trẻ nhỏ. Sau từ 2-3 ngày, thân nhiệt của người bệnh sẽ tăng lên, sau đó trên da sẽ nổi lên các nốt ban đỏ có đường kính khoảng vài milimet.

Chúng thường xuất hiện đầu tiên ở đầu và mặt, sau đó lan rộng ra thân mình và tứ chi, sườn, nách, và vùng kín…

+ Giai đoạn toàn phát: – Trong vòng 2 – 4 giờ, các nốt ban đỏ sẽ chuyển thành các nốt mụn nước hình tròn, có quầng viêm đỏ xung quanh và gây ngứa rát, khó chịu.

– Các nốt mụn nước thường có chứa dịch trong và trở nên khô đi, đóng vảy tiết màu đỏ nâu và tự khỏi hoàn toàn.

Đây là lúc bệnh nhân cần chú ý vệ sinh các nốt thủy đậu thật sạch sẽ để tránh hiện tượng viêm nhiễm, nhiễm trùng, tránh để lại sẹo lõm hoặc nghiêm trọng nhất là bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

Khi thấy các dấu hiệu thủy đậu như trên, các bác sĩ nên tìm đến các cơ sở y khoa để được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, kiểm tra thông qua một số kỹ thuật như: xét nghiệm dịch nốt phỏng PCR, xét nghiệm công thức máu, huyết thanh học, phát hiện tăng hiệu giá kháng thể trong huyết thanh,…

>>> Xem thêm: Cảm giác khi tinh trùng bắn vào tử cung

Tình trạng vùng kín bị thủy đậu có nguy hiểm không?

Nếu như bạn bị nốt thủy đậu mọc ở vùng kín thì nên đặc biệt cảnh giác. Bởi vùng kín là một vị trí nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi tác động từ bên ngoài. Bản thân ở bộ phận sinh dục cũng là nơi tập trung rất nhiều mầm bệnh.

Căn bệnh thủy đậu gây ra triệu chứng mụn nước mọc ở vùng kín. Khi nó bị vỡ ra, cùng với trạng thái nóng ẩm ở vùng kín, sẽ là một môi trường lý tưởng để các loại mầm bệnh như: virus, vi khuẩn, vi nấm, tạp trùng,… sinh sôi, nảy nở và gây bệnh.

Ngoài ra, tình trạng thủy đậu mọc ở bộ phận sinh dục còn gây cảm giác khó chịu, vướng víu khi bệnh nhân di chuyển, làm việc. Từ đó, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của bệnh nhân. Ngoài ra, những mụn này nếu như không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm nghiêm trọng.

điều trị thủy đậu mọc ở vùng kín

Cách điều trị tình trạng mọc thủy đậu ở vùng kín an toàn và hiệu quả

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc trị bệnh thủy đậu, mà chỉ có các loại thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị. Đây là bệnh lành tính do đó bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các trường hợp bệnh đã chuyển nặng và gây ra các hệ lụy khôn lường thì cần phải điều trị nội trú tại các cơ sở y tế theo đúng phác đồ của bác sĩ. Để đẩy nhanh quá trình điều trị, các chị em cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Mặc quần áo rộng rãi, có chất liệu mềm mại và có tính thấm hút mồ hôi để tránh để làm giảm sự ma sát, khiến cho người bệnh bị kích ứng, đau rát, khó chịu. Đồng thời, việc làm này sẽ giúp phòng tránh tình trạng các nốt mụn nước bị vỡ.
  • Không dùng tay để gãi ngứa các nốt mụn nước thủy đậu, vì việc làm này sẽ khiến dịch lan ra rộng hơn.
  • Chú ý vệ sinh cơ thể bằng các dung dịch có tính sát khuẩn, sử dụng nước ấm để làm sạch cơ thể nhẹ nhàng, không sử dụng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
  • Riêng ở vùng kín, bệnh nhân cần vệ sinh nhẹ nhàng, tránh khiến cho các nốt thủy đậu mọc ở vùng kín bị vỡ.
  • Trong trường hợp mụn nước đã vỡ có thể sử dụng betadine, nước muối pha loãng để vệ sinh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, nhằm tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh nhân phòng chống lại bệnh tật.
  • Cần chủ động cách ly trong phòng riêng để tránh gây lây truyền bệnh sang cho những người xung quanh.
  • Nên thay đồ lót thường xuyên
  • Nên ăn các món ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa, bổ sung nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Khi bệnh nhân thấy các dấu hiệu của biến chứng bệnh thủy đậu gây ra, thì nên chủ động đến các cơ sở y khoa để tiến hành khám chữa kịp thời.

Khi mắc bệnh thủy đậu, người bệnh nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh sẽ giúp người bệnh nâng cao hệ miễn dịch, hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Trái lại, việc ăn những thực phẩm không tốt có thể khiến bệnh thủy đậu tiến triển nghiêm trọng hơn.

  • Các loại thực phẩm nên bổ sung trong quá trình điều trị bệnh

Người bệnh thủy đậu nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả  có chứa nhiều vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đặc biệt, các loại rau củ như cà rốt, dưa leo, súp lơ, … với hàm lượng vitamin dồi dào nên được chú trọng trong các bữa ăn. Các loại thực phẩm này sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình sản sinh estrogen, đề phòng sẹo lõm,…

Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu cũng nên bổ sung những loại thực phẩm có chứa nhiều kẽm như: như ngũ cốc, đậu, măng tây, nấm,…để tăng cường sức đề kháng cũng như kích thích vị giác.

Những loại thực phẩm có hàm lượng canxi và magiê cao như đậu, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc nguyên hạt cũng nên được bệnh nhân bổ sung trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu. Mọi người cũng nên chú ý uống đầy đủ nước mỗi ngày để thanh nhiệt, giải độc.

  • Các loại thực phẩm mà người bệnh thủy đậu nên tránh xa

Các loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng như ớt, gừng, tiêu, mù tạt, quế… có thể gây kích ứng các vết loét trong khoang miệng. Bên cạnh đó, các thực phẩm chứa nhiều muối còn có thể gây kích thích phát ban, hình thành các nốt phồng rộp, khiến bệnh thủy đậu trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa như gan động vật, sữa và các chế phẩm từ sữa có thể thúc đẩy sưng viêm và khiến tình trạng phát ban trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bệnh cũng cần tránh ăn hải sản vì chúng có chứa nhiều Histamin- một chất gây dị ứng, ngứa, khiến vết thương bị lở loét. Việc tiêu thụ các hải sản trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu có thể làm chậm quá trình hồi phục, gây ra những vết sẹo xấu sau này.

Những loại thực phẩm giàu axit như trà, cà phê, socola có thể khiến các nốt mụn nước lan rộng và khó phục hồi hơn. Do đó, nếu không muốn bệnh thủy đậu tiến triển nghiêm trọng và khó lành, thì người bệnh cần tránh xa cà phê và socola.

Các loại đồ nếp như xôi, bánh chưng, bánh dày… có thể khiến cho các nốt thủy đậu bị sưng tấy và mưng mủ.

Một số thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa bao gồm: ngũ cốc, bánh mì, bánh quy giòn, bơ thực vật…sẽ gây khó khăn quá trình chuyển hóa của cơ thể, khiến cho các vết lở loét của người bệnh thủy đậu trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại hạt, nho khô, hoa quả khô có chứa nhiều arginine cao cũng cần được bệnh nhân hạn chế tuyệt đối. Vì chất arginine sẽ khiến bệnh thủy đậu dai dẳng, khó lành hơn.

Hy vọng qua bài viết trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu rõ mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị tình trạng thủy đậu mọc ở vùng kín để chủ động bảo vệ sức khỏe  của chính mình. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline: 03.56.56.52.52 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được tư vấn cụ thể và đặt lịch khám sớm nhất.

Khoa Nguyễn

Lê Tâm tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Lê Tâm sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

tu-van-online

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ thông tin:

Tin liên quan

2 vạch mờ có thai không

Thử que 2 vạch mờ có thai không

Thử que lên 2 vạch mờ có thai không? là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ...

Chưa tới tháng mà ra máu

Chưa tới tháng mà ra máu có nguy hiểm không?

Không ít chị em gặp phải tình trạng chưa tới tháng mà ra máu, hay còn gọi là...

ngứa dương vật sau khi quan hệ

Ngứa dương vật sau khi quan hệ

Ngứa dương vật sau khi quan hệ tình dục là vì sao? Hãy cùng đi tìm hiểu rõ các...

Hotline 24/7 Tư Vấn Qua Zalo Tư Vấn Trực Tuyến

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CHỈ DẪN ĐƯỜNG

map