52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ 24/7

logo

Được Sở Y Tế Cấp Phép

“Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của bạn”

8:00 - 20:00

(Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ Lễ)
Tư vấn bác sĩ Đặt lịch hẹn
uu-dai
Trang chủ » Phụ khoa » Bệnh kinh nguyệt » Kinh nguyệt không đều » 7 nguyên nhân khiến kinh nguyệt ít hơn so với bình thường

7 nguyên nhân khiến kinh nguyệt ít hơn so với bình thường

Đối với một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài từ 21-35 ngày và lượng máu trung bình khoảng 20-80ml với thời gian khoảng 3-7 ngày. Nếu kinh nguyệt ra ít có thể đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai nhưng cũng có thể là dấu hiệu bất thường của bệnh khác.

Kinh nguyệt ra ít là dấu hiệu cảnh báo những bất thường trong đời sống sức khỏe, sinh lý của nữ giới cũng như tác động trực tiếp đến đời sống sinh sản của các chị em và gây ra tình trạng vô sinh.

Danh Mục

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt ít hơn so với bình thường

Rối loạn nội tiết là nguyên nhân chính của hiện tượng kinh nguyệt ra ít, nội tiết tố của nữ giới là yếu tố rất quan trọng trong việc duy trì khả năng sinh sản của các chị em. Nếu nội tiết bị rối loạn, nữ giới có khả năng cao phải đối mặt với nhiều vấn đề bất thường trong đó có rối loạn kinh nguyệt và kinh nguyệt ra ít.

Hầu hết trong ngày “đèn đỏ” nữ giới hay cảm thấy khó chịu, hay nổi cáu, mệt mỏi nhanh, những cơn đau bụng âm ỉ kéo dài thậm chí là cảm giác rất mất vệ sinh khi kinh nguyệt ra nhiều. Do đó mà, khi kinh nguyệt ra ít chị em thấy thật  vui mừng, nhưng đừng vì thế mà thoải mái bởi đây là một điều gì đó bất thường đang xảy ra trong cơ thể bạn.

Dưới đây là 7 lý do có thể giải thích tại sao kinh nguyệt ra ít hơn bình thường:

  • Có thể bạn đang mang thai

Một số phụ nữ không nhận ra mình đang mang thai bởi vì họ không chú ý thấy bụng đang tròn ra. Hơn nữa, theo những kinh nghiệm mà họ được biết thì họ vẫn đang có kinh nguyệt nên việc họ có thai là điều không thể. Thực tế là họ đã có những quan niệm sai lầm.

Theo các bác sĩ chuyên phụ khoa cho biết : “Mặc dù hầu hết phụ nữ sẽ bị ngừng kinh nguyệt khi họ thụ thai nhưng một số người vẫn có thể có“. Trên thực tế, các bác sĩ đã có những bệnh nhân đang mang thai nhưng họ vẫn ra ngoài uống rượu vì họ vẫn thấy có kinh nguyệt và họ không biết rằng mình đã thực sự có thai.

Kinh nguyệt ra ít hoặc có màu đen cũng có thể là trường hợp của việc có thai ngoài tử cung, điều này có thể rất nguy hiểm. Khi bạn còn nghi ngờ về mọi thứ, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để có những lời khuyên tốt nhất cho sức khỏe của bạn“.

  • Đang tăng hoặc giảm cân

Cơ thể là một khối thống nhất và các hóa học trong cơ thể của bạn thực sự khá phức tạp khi bạn bị giảm hay tăng cân. Quá trình tăng giảm cân có thể khiến cơ thể bạn bị rối loạn, điều này cũng làm tăng nguy cơ rối loạn nội tiết tố trong người.

Một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang trong trường hợp này đó là kinh nguyệt của bạn ra ít hơn hoặc ngày ra ngắn hơn so với bình thường. Bác sĩ lưu ý rằng: “Cơ thể bạn cần phải cân bằng giữa protein, carbohydrate, chất béo và vitamin nếu bạn muốn kinh nguyệt đều đặn”.

  • Căng thẳng quá mức

Với lượng công việc dày đặc, khó chịu cùng với chuẩn bị bài hội thảo, thuyết trình, kế hoạch công việc,… cũng đủ để cho cơ thể bạn mệt mỏi khiến hormone rối loạn.

Khi chịu áp lực quá lớn, cơ thể tiết ra hormone cortisol (hormone căng thẳng) có thể tạm thời giúp giải quyết vấn đề, nhưng nếu căng thẳng liên tục, kích thích tố này không còn hữu ích và nó sẽ cạn kiệt theo thời gian. Cortisol và kích thích tố khác là các thành phần của hệ thống miễn dịch và mặc dù chúng giúp cơ thể đối phó với căng thẳng, nhưng khi cạn kiệt, cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn với bệnh tật.

Các bác sĩ còn chỉ ra rằng tập thể dục quá mức cũng có thể ảnh hưởng tới chu kì kinh nguyệt của bạn do việc này khiến cơ thể bạn bị căng thẳng về mặt thể chất.

  • Bắt đầu mãn kinh

Đừng lo lắng – điều này không có nghĩa là bạn già cả! Nhưng khi một bệnh nhân đề cập đến việc bắt đầu giảm được chi phí dành để mua băng vệ sinh thì điều đầu tiên mà bác sĩ chú ý đến chính là vấn đề về tuổi tác.

Mãn kinh là tình trạng sinh lý có giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên giữa những năm sinh sản đến thời kỳ ngừng sinh sản và bước sang giai đoạn mới của cuộc đời. Đây là cả một quá trình từ thay đổi tâm trạng, suy giảm chức năng rụng trứng, buồng trứng ngừng sản sinh tế bào trứng, kinh nguyệt rối loạn đến ngừng hẳn, teo cơ quan sinh dục,…

Bác sĩ nói: “Mãn kinh có thể là vấn đề liên quan tới lượng kinh nguyệt thất thường nhưng lão hóa cũng làm cho chu kỳ kinh nguyệt thay đổi”.

  • Hẹp tử cung

Hẹp tử cung là vấn đề hiếm gặp nhưng cũng không hề thoải mái chút nào đối với nữ giới. Các bác sĩ phụ khoa cho biết :” Khi cổ tử cung bị thu hẹp hoặc đóng hoàn toàn thì có nghĩa là máu kinh nguyệt bị mắc kẹt trong tử cung hoặc chỉ có thể chảy ra từ từ. Nếu bạn bị chuột rút ở chân hãy đi gặp bác sĩ để trao đổi vấn đề ngay lập tức”.

Hẹp tử cung tác hại rất lớn đối với nữ giới, phụ nữ có thể chậm có thai thậm chí không có con bởi tinh trùng bị ngăn cản, cản trở vào buồng tử cung và đến vòi trứng để thụ thai.

  • Có sẹo ở tử cung

Sẹo màng tử cung thường được gọi là hội chứng Asherman. Một số yếu tố như thương tích, bệnh tật, và phẫu thuật có thể gây ra hội chứng này. Hầu hết phụ nữ đã trải qua phương pháp nạo phá thai thì đều hồi phục mà không có bất kì biến chứng nào nhưng đôi khi ở một vài trường hợp cá biệt thì phương pháp nạo phá thai sẽ để lại sẹo nghiêm trọng làm cho thành tử cung dính vào nhau.

Tùy thuộc vào nơi sẹo xảy ra, tình trạng này cũng có thể gây trở ngại cho chu kỳ kinh nguyệt. Nếu các mô sẹo hình thành trên cổ tử cung hoặc trong ống, trứng có thể bị chặn không đi lại. Nếu vết sẹo phát triển qua mở cổ tử cung, máu có thể được ngán ngừa khỏi cơ thể.

Nếu kinh nguyệt ra ít đáng kể so với thời gian trước khi bạn tiến hành thủ thuật thì đây là một vấn đề đáng để lưu tâm. Việc bạn cần phẫu thuật để loại bỏ các mô sẹo.

  • Mất quá nhiều máu trong và sau khi sinh

Theo các bác sĩ thì tình trạng thiếu máu sau khi sinh là tình trạng rất hiếm, mất nhiều máu sẽ làm mất đi dưỡng khí oxy, điều này có thể làm tổn hại đến tuyến yên và gây ra một chứng bệnh gọi là hội chứng Sheehan. Mất máu quá nhiều dẫn tới làm giảm đáng kể lượng hormone sản sinh ra tuyến tiền liệt, bao gồm những hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Do đó mà bạn cần phải sử dụng liệu pháp thay thế hormone để bổ sung thêm tránh xảy ra tình huống xấu.

Nếu thấy lượng kinh nguyệt ra ít hơn bình thường chưa tới mức báo động thì bạn cũng đừng nên bỏ qua những dấu hiệu thay đổi. Bạn cần theo dõi chu kỳ của bạn trong một vài tháng và nếu nó không trở lại bình thường thì bạn hãy hẹn gặp bác sĩ phụ khoa để thăm khám kịp thời.

 

Khoa Nguyễn

Lê Tâm tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Lê Tâm sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

tu-van-online

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ thông tin:

Tin liên quan

Trễ kinh nguyệt là bệnh gì? Cách khắc phục tình trạng trễ kinh

Trễ kinh nguyệt là bệnh gì? Cách khắc phục tình trạng trễ kinh. Trễ kinh...

Kinh nguyệt không đều có thai được không?

Kinh nguyệt không đều có thai được không? CHU KỲ KINH NGUYỆT. Kinh nguyệt không...

Làm gì khi kinh nguyệt không đều? Tại sao kinh nguyệt không đều?

Làm gì khi kinh nguyệt không đều? Tại sao kinh nguyệt không đều? Khi chu kỳ kinh...

Hotline 24/7 Tư Vấn Qua Zalo Tư Vấn Trực Tuyến

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CHỈ DẪN ĐƯỜNG

map