Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới(WHO) cho biết, trên thế giới có tới gần 300 triệu người mắc bệnh trầm cảm và trong đó có Nhật bản chiếm 3% dân số, tại Mỹ là 17%. Tại Việt Nam(năm 2015) chiếm 4% dân số và có khoảng 5.000 người chết vì tự tự do chứng bệnh này gây ra.
Cuộc sống hằng ngày, công việc,… sẽ dẫn đến các thay đổi về cảm xúc và hành vi của chính bản thân. Điều quan trọng cần phân biệt giữa các thay đổi về hành vi thông thường với hành vi do tâm trạng căng thẳng hàng ngày gây ra với các dấu hiệu cho thấy vấn đề nghiêm trọng hơn.
Những chứng rối loạn cảm xúc do trạng thái bị trầm cảm quá mức, bạn không thể kiểm soát bản thân dẫn tới tâm trạng suy giảm và làm cho khả năng học tập, làm việc và giao tiếp với người khác có sự khác biệt. Bạn luôn đặt mình trong một thế giới chỉ có mình bạn, bạn đặt cảm xúc, tâm trạng của chính mình áp đặt cho người xung quanh. Chứng bệnh rối loạn này thường không khó chữa khỏi, điều quan trọng là sự quan tâm giúp đỡ của những người xung quanh bạn, họ thấu hiểu chia sẻ những cảm xúc đó với bạn. Bệnh càng trầm trọng nếu không được điều trị nhanh chóng và nó sẽ là cái gai ngày càng trở nên rồi tệ hơn với cuộc sống của bạn.
Hai chứng rối loạn cảm xúc thường gặp nhất là Trầm Cảm và Rối Loạn Lưỡng Cực.
Danh Mục
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm
Những người mắc bệnh trầm cảm gần như lúc nào cũng cảm thấy buồn và biểu hiện nhiều triệu chứng sau đây:
- Thường xuyên cảm thấy buồn, lo lắng, hoặc cảm giác “trống rỗng”
- Cảm thấy tuyệt vọng, bi quan
- Cảm giác có lỗi, vô dụng, bất tài
- Không hứng thú hoặc quan tâm tới các sở thích và các hoạt động mà trước đây họ đã từng ưa thích, kể cả sinh hoạt tình dục
- Sinh lực giảm sút, mệt mỏi, “uể oải”
- Khó tập trung chú ý, nhớ, ra quyết định
- Mất ngủ, thức dậy vào buổi sáng sớm, hoặc ngủ quá nhiều
- Chán ăn và/hoặc giảm cân hoặc ăn quá nhiều và tăng cân
- Nghĩ tới cái chết hoặc tự tử; tìm cách tự tử
- Đứng ngồi không yên, cáu giận
- Các triệu chứng cơ thể như đau đầu, các chứng bệnh rối loạn đường tiêu hóa và đau mãn tính
Những người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực có các chu kỳ trầm cảm xen kẽ với hưng cảm. Các triệu chứng hưng cảm gồm có:
- Hưng phấn quá nhiều hoặc bất thường
- Cáu gắt bất thường
- Ngủ ít hơn
- Hoang tưởng
- Nói nhiều hơn
- Có những suy nghĩ thoáng qua
- Ham muốn tình dục tăng
- Sinh lực tăng đáng kể
- Suy xét kém
- Hành vi giao tiếp không thích hợp
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh trầm cảm
Theo các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, đa phần bệnh nhân trầm cảm có các cảm giác buồn bã, trống vắng, tuyệt vọng và muốn khóc. Sự thất vọng, khó chịu, tức giận bùng nổ ngay cả trong những vấn đề nhỏ nhặt. Bệnh nhân mất hứng thú trong hầu hết các hoạt động thường ngày như tình dục, thể thao và các sở thích cá nhân. Bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ, bị mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Bệnh nhân mệt mỏi và thiếu năng lượng, ngay cả các hoạt động thường ngày cũng tốn rất nhiều thời gian để thực hiện.
- Bệnh do một biến cố trong quá khứ xảy ra lâu dài nên từ tâm lý tác động lên thể trạng (thực thể).
- Do dùng thuốc có tác dụng phụ gây trầm cảm: thuốc an thần kinh (aminazin)/thuốc gây nghiện như (thuốc an thần, ma túy đá).
- Theo một số nhà sinh lý học, nguyên nhân gây trầm cảm có thể nằm ở vấn đề di truyền. Hàm lượng chất dẫn truyền thần kinh serotonin thấp cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Xuất hiện bất thường trong ăn uống, chán ăn và giảm cân nhanh hoặc thèm ăn và tăng cân quá nhanh. Thường xuyên lo âu, kích động hoặc bồn chồn; suy nghĩ, nói năng và cử động chậm chạp. Xuất hiện cảm giác bản thân vô giá trị, tội lỗi, tự đổ lỗi hoặc mong muốn sửa chữa những sai lầm và thất bại trong quá khứ. Đặc biệt, bệnh nhân dần gặp khó khăn khi tập trung, suy nghĩ, ghi nhớ và đưa ra quyết định, thường xuyên nghĩ đến cái chết và tự sát.
Căn bệnh trầm cảm là một nỗi đau tuyệt vọng không lý do rõ ràng. Người bị bệnh trầm cảm vẫn hoàn toàn tỉnh táo và có lý trí để đánh giá mọi việc. Nhưng họ lại thường nhìn mọi thứ dưới lăng kính tiêu cực, cảm giác chán chường, tự ti, buồn bã đều là cảm xúc chủ quan và khó có thể giải thích được. Khi không thể vượt qua được những cảm giác yếu mềm, bế tắc của bản thân, họ tìm đến cái chết như một cách giải thoát.
Đây là một loại rối loạn nghiêm trọng, nhanh chóng trở nên tồi tệ nếu không được điều trị. Nó sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi và sức khỏe, gây ra những biến chứng liên quan đến hội chứng này như thừa cân hoặc béo phì dẫn đến bệnh tim và tiểu đường. Ngoài ra còn thể có hiện tượng lạm dụng rượu hoặc ma túy, lo lắng, rối loạn, hoảng loạn hoặc ám ảnh về xã hội; xung đột trong gia đình, khó khăn với các mối quan hệ; cách ly xã hội; có cảm giác, mong muốn hoặc thực hiện hành vi tự tử; tự làm tổn thương bản thân…
Do đó, khi có các triệu chứng trên, người bệnh cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được khám, tư vấn và điều trị. Để điều trị dứt điểm bệnh này cần phải có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tập thể dục điều độ, kết hợp với dùng thuốc, đặc biệt cần có sự hợp tác kiên nhẫn từ bệnh nhân và gia đình.
Làm Thế Nào để Được Giúp Đỡ? Chữa trị bệnh trầm cảm?
Để chữa trị hiệu quả, cần bắt đầu từ việc chẩn đoán thích hợp về chứng rối loạn cảm xúc. Ngoài đánh giá của các chuyên gia sức khỏe tâm thần, phần lớn các trường hợp đều cần phải có sự đánh giá y khoa của bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân thể chất có thể gây ra các triệu chứng đó.
Biện pháp điều trị thường bao gồm trị liệu tâm lý và/hoặc dùng thuốc men. Thường thì biện pháp điều trị hiệu quả nhất là kết hợp cả hai. Về vấn đề trị liệu tâm lý, nghiên cứu cho thấy rằng liệu pháp giao tiếp hoặc hành vi nhận thức rất hữu ích cho những người mắc bệnh trầm cảm. Hai liệu pháp này giúp thanh thiếu niên chú trọng tới các mối quan hệ cá nhân gây trở ngại cho các em và các lối suy nghĩ tiêu cực thường liên quan tới bệnh trầm cảm.
Nếu quý vị hoặc người nhà của quý vị cần các dịch vụ sức khỏe tâm thần, hãy hỏi ý kiến bác sĩ gia đình của quý vị và xin khám cũng như điều trị tâm thần cho bản thân quý vị hoặc người nhà của quý vị.