52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ 24/7

logo

Được Sở Y Tế Cấp Phép

“Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của bạn”

8:00 - 20:00

(Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ Lễ)
Tư vấn bác sĩ Đặt lịch hẹn
uu-dai
Trang chủ » Sức khỏe sinh sản » Cẩm nang sức khỏe » Mẹ và Bé » Cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh đúng cách Chăm sóc Phụ sản

Cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh đúng cách Chăm sóc Phụ sản

Sau khi đã “vượt cạn” thành công thì quá trình chăm sóc mẹ và bé sau sinh đúng cách, khoa học có vai trò rất quan trọng, tác động đến thời gian hồi phục sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện của em bé. Vậy nên, chăm sóc cả mẹ và bé sau khi sinh là một hành trình dài cần rất nhiều kiến thức, kỹ năng và cả sự kiên nhẫn của người mẹ.

Thực tế, không ít người đã rơi vào trạng thái căng thẳng, mất cân bằng trong cuộc sống hoặc nghiêm trọng hơn là trầm cảm sau sinh. Do đó, để giúp chị em trải qua những tháng ngày “ở cữ” một cách khoa học và an toàn nhất, dưới đây là những thông tin mà bạn cần nắm được.

Cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh đúng cách, khoa học

Trước đây có rất nhiều quan niệm về cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh, tuy nhiên có những quan niệm xưa còn cổ hủ, lạc hậu và không mang lại sự an toàn cho người mẹ. Chính vì vậy thực hiện các cách chăm sóc mẹ và bé sau khi đúng cách, khoa học chị em cần lưu ý ở các yếu tố sau:

Cách chăm sóc cho mẹ sau sinh khoa học nhất

  • Vấn đề dinh dưỡng

Sau sinh mẹ thường bị mất nhiều máu do đó một chế độ ăn hợp lý và có dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cho sức khỏe của mẹ. Nếu sinh thường, hãy ăn những loại thức ăn kích thích ra sữa để có đủ nguồn sữa cho con bú. Nếu sinh mổ mẹ chỉ nên ăn và uống những thức ăn dạng lỏng trong 6 giờ đầu.

  • Vấn đề vệ sinh cá nhân

–  Đối với các mẹ sinh thường, có thể bị rạch tầng sinh môn là thủ thuật thường gặp, khu vực bị rạch trở nên rất nhạy cảm trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên. Nó có thể gây đau khi ngồi, đi lại, ho hay hắt hơi… Vậy nên, trong giai đoạn này sản dịch ra nhiều, cần vệ sinh vùng kín ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Nên nằm nghiêng tốt hơn vì có thể làm giảm bớt áp lực lên tầng sinh môn, không nên ngồi hoặc đứng quá lâu.

–  Vết sẹo đối với mẹ sinh mổ: Vệ sinh vết mổ theo chỉ dẫn của bác sỹ, tuyệt đối không nên hoạt động mạnh hoặc để vết mổ dính nước vì có thể gây nhiễm trùng. Thời gian này, các mẹ cũng nên dùng khăn bông ấm để chườm vết mổ hàng ngày để tránh bị ngứa và đau khi thời tiết chuyển mùa.

Sau khi sinh khoảng 2-3 ngày có thể tắm toàn thân nhưng cần tắm nhanh từ 5-10 phút, không nên tắm trong bồn hay trong chậu (đặc biệt là không nên ngâm mình trong nước).

Từ 3-4 ngày sau sinh, sản phụ có thể gội đầu nhưng nên gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc.

  • Vấn đề về bầu sữa mẹ

Bạn nên cho bé ti ngay sau khi lau sạch đầu vú, để kích thích tuyến sữa tiết sữa. Mẹ nên cho bé bú chọn sữa non và bú nhiều lần trong ngày. Nếu việc tiết sữa bị tắc nên tích cực cho bé bú, triệu chứng đó sẽ dần dần mất đi. Cho trẻ bú mẹ sẽ giúp tử cung người mẹ co bóp tốt, sớm trở lại kích thước bình thường.

  • Vấn đề về tinh thần

Kể từ khi em bé chào đời, bản thân người mẹ sẽ phải thích nghi với không ít sự thay đổi từ thói quen sinh hoạt đến chế độ dinh dưỡng… phải thức khuya, dậy sớm, thậm chí thức nhiều hơn vào ban đêm, hay có rất nhiều việc xảy ra mà bản thân người mẹ chưa sẵn sàng chấp nhận. Kèm theo đó là sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến mẹ trở nên mệt mỏi, tính tình trở lên khó chịu, đôi lúc gắt gỏng vô cớ. Lúc này, người mẹ/người vợ rất cần sự an ủi, sẻ chia của chồng và người thân, để tránh các hậu quả do tâm lý gây ra, nhất là tình trạng trầm cảm sau sinh.

Cách chăm sóc cho bé mà bạn cần quan tâm

  • Dinh dưỡng cho bé

Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ ngay sau sinh, bởi sữa mẹ không những chứa hỗn hợp hoàn hảo các chất đạm, các vitamin và khoáng chất cho nhu cầu phát triển của trẻ. Sữa mẹ còn chứa một lượng các lợi khuẩn giúp tăng cường bảo vệ miễn dịch cho trẻ.

Nếu mẹ thiếu sữa hoặc do mẹ sinh mổ nên cần phải kiêng cữ, bạn có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức phù hợp theo tháng tuổi.

Lưu ý: Trẻ sơ sinh dễ nôn trớ khi ăn no do cơ thắt tâm vị đóng chưa tốt. Vì vậy không ép trẻ bú nhiều. Cho trẻ ăn ít một, sau khi trẻ ăn no, không đặt trẻ nằm ngay, đỡ trẻ ở tư thế đầu cao, mặt nghiêng sang một bên, vỗ ợ hơi.

  • Theo dõi thân nhiệt, nhịp thở và màu sắc da của trẻ

Nhiệt độ bình thường của trẻ từ 36,5°C – 37,2°C (nhiệt độ cặp nách). Trẻ sơ sinh có thể bị hạ thân nhiệt cả khi vào mùa hè, từ đó trẻ dễ bị viêm phổi, do vậy mẹ cần cho trẻ nằm phòng thoáng, nhiệt độ phòng thích hợp, đủ ánh sáng. Không quấn trẻ quá kỹ dễ làm trẻ sốt, viêm da, viêm phổi …

Trẻ sơ sinh có nhịp thở bình thường 40-60 lần/phút, trẻ thở đều, nếu thấy trẻ thở nhanh hơn 60 lần/phút hoặc thở chậm hơn 40 lần/phút, hoặc thở không đều, khò khè hoặc co kéo lồng ngực là bất thường.

Cấu tạo đường thở của trẻ sơ sinh rất mềm và khí quản hẹp nên chú ý đến tư thế bế và đặt trẻ nằm sao cho đường thở không bị gập hoặc ngửa quá. Kê gối dưới vai, giữ cổ trẻ ở tư thế trung gian, đánh giá tư thế tốt bằng nhịp thở nhẹ nhàng, đều đặn, trẻ ngủ yên giấc.

Quan sát màu sắc da của trẻ: Bình thường da trẻ hồng, môi và đầu chi hồng. Nếu thấy da trẻ tái, nhợt, tím, hoặc vàng da cần đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm tra.

  • Chăm sóc da cho bé

Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm 37 độ C. Do da trẻ sơ sinh mỏng, dễ bị tổn thương, hăm, đỏ. Vì vậy không để da trẻ tiếp xúc lâu với tã ẩm, ướt, nên thay tã thường xuyên cho trẻ, khi trẻ bị hăm cần bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là toàn bộ cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh đúng cách, khoa học nhất được các bác sỹ chuyên khoa cung cấp. Mong rằng bài viết sẽ là “bí kíp” giúp bạn có những trải nghiệm trong ngày đầu làm mẹ hoàn hảo nhất. Mọi vấn đề bất thường ở mẹ và bé sau sinh, bạn có thể chat ngay trên hệ thống [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến theo Hotline: 03.56.56.52.52 – 03.56.56.52.52 để được giải đáp và tư vấn sớm nhất từ các chuyên gia.

Khoa Nguyễn

Lê Tâm tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Lê Tâm sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

tu-van-online

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ thông tin:

Tin liên quan

tinh-trung-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong

Có bầu quan hệ thả tinh trùng có sao không

Có bầu quan hệ thả tinh trùng có sao không hay quan hệ lúc thai có được xuất...

sữa cho bà bầu khi mang thai

Những loại sữa tốt cho bà bầu khi mang thai

Trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần có một chế độ ăn uống đầy đủ...

Thời điểm mẹ bầu không nên xoa bụng

Thời điểm mẹ bầu không nên xoa bụng

Xoa bụng bầu là một cách giao tiếp đặc biệt giữa bố mẹ và thai nhi trong...

Hotline 24/7 Tư Vấn Qua Zalo Tư Vấn Trực Tuyến

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CHỈ DẪN ĐƯỜNG

map