Xét nghiệm nước tiểu chính là một trong những hình thức kiểm tra sức khỏe tổng quát được các bác sĩ khuyến khích nên thực hiện, bởi quy trình đơn giản và cho kết quả chính xác. Thông qua các chỉ số phân tích có trong mẫu nước tiểu đã được xét nghiệm, các bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa ra phán đoán và nhận biết người làm xét nghiệm đang khỏe mạnh bình thường hay gặp bệnh lý gì nghiêm trọng hay không. Hãy cùng tìm hiểu về hướng dẫn cách đọc xét nghiệm nước tiểu đúng nhất hiện nay nhé!
Xét nghiệm nước tiểu để làm gì?
Cũng giống như xét nghiệm máu, kết quả xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp các bác sĩ phán đoán được nhiều loại bệnh khác nhau từ nhẹ cho đến nguy hiểm, tiêu biểu là:
– Nhận biết được mức độ mất nước của cơ thể với màu sắc khác nhau của mẫu nước tiểu (vàng thẫm, vàng nhạt,…)
– Phát hiện sớm ung thư vú, ung thư tinh hoàn một cách chính xác.
– Bệnh tiểu đường với hàm lượng glucose tăng cao đột ngột thả ra trong nước tiểu.
– Nhiễm trùng đường tiết niệu, thông qua các chỉ số về máu và các tạp chất lạ lẫn trong nước tiểu.
– Bệnh về thận nếu thấy có máu trong nước tiểu.
Hướng dẫn cách đọc xét nghiệm nước tiểu
Bạn có thể tham khảo về hướng dẫn cách đọc xét nghiệm nước tiểu thông qua những chỉ số cơ bản dưới đây.
Leukocytes (LEU ca): tế bào bạch cầu
– Bình thường: âm tính.
– Chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL.
– Nếu trong nước tiểu có chứa bạch cầu, thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm. Bởi trong quá trình chống lại vi khuẩn, một số hồng cầu đã chết và thải ra đường tiểu.
Nitrate (NIT)
– Thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.
– Bình thường: âm tính.
– Chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL.
– Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E. Coli.
Urobilinogen (UBG)
– Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật.
– Bình thường không có.
– Chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L.
– Đây là “sản phẩm” được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin, được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen có trong nước tiểu, có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan) làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.
Billirubin (BIL)
– Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật.
– Bình thường không có.
– Chỉ số cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L.
– Chúng được tạo thành từ sự thoái hóa của hồng cầu, đi ra khỏi cơ thể qua phân. Billirubin bình thường không có trong nước tiểu nhưng nếu thấy xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn.
Protein (pro): đạm
– Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng.
– Bình thường không có
– Chỉ số cho phép: trace (vết: không sao); 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L
– thường áp dụng cho phụ nữ có thai và nếu xét nghiệm phát hiện trong nước tiểu chứa protein, chứng tỏ cơ thể thai phụ đang thiếu nước, mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận,… Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.
Chỉ số pH
– Đánh giá độ acid của nước tiểu
– Bình thường: 4,6 – 8
– Dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. Nếu pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.
Blood (BLD)
– Dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận.
– Bình thường không có.
– Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL.
– Viêm, bệnh, hoặc tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm máu xuất hiện trong nước tiểu.
Specific Gravity (SG)
– Đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước).
– Bình thường: 1.005 – 1.030.
Ketone (KET)
– Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài.
– Bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai.
– Chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L.
– Đây là chất được thải ra ở đường tiểu ở thai phụ cho biết cả mẹ và bé đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường, thường kèm theo các dấu hiện chán ăn, mệt mỏi.
Glucose (Glu)
– Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường.
– Bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai
– Chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L
– Đây là một loại đường có trong máu, thường có rất ít trong nước tiểu. Khi đường huyết trong máu tăng rất cao, Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh.
ASC (Ascorbic Acid)
– Chất thải trong nước tiểu để đánh giá bệnh về thận
– Chỉ số cho phép: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L
Như vậy, qua những thông tin tham khảo về hướng dẫn cách đọc xét nghiệm nước tiểu trên đây, bệnh nhân đã phần nào tự biết được tình trạng sức khỏe của mình. Để nhận sự hỗ trợ tốt nhất từ phía các chuyên gia, hãy nhấc máy và gọi tới số: 03.56.56.52.52 – 03.56.56.52.52 hoặc cổng chát trực tuyến tại cổng website của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi.