52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ 24/7

logo

Được Sở Y Tế Cấp Phép

“Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của bạn”

8:00 - 20:00

(Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ Lễ)
Tư vấn bác sĩ Đặt lịch hẹn
uu-dai
Trang chủ » Sức khỏe sinh sản » Cẩm nang sức khỏe » Mẹ và Bé » Tuyệt chiêu trị ho cho bé khi giao mùa của mẹ

Tuyệt chiêu trị ho cho bé khi giao mùa của mẹ

Thời tiết thay đổi thất thường dễ gây ra các bệnh ho, cảm cúm … ở trẻ. Khi bị ho, cảm cúm trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau, rát họng do ho nhiều. Do đó mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ bị giảm sút. Chính vì vậy mà đây là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ khi con bị ho, cách điều trị ho cho bé khi giao mùa .

Tại sao trẻ hay bị ho thời điểm giao mùa?

Bình thường, ho là một phản ứng rất tự nhiên và còn có lợi cho cơ thể nằm đẩy các chất bài tiết hoặc dị vật ra ngoài. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho liên tục, ho nhiều kèm sổ mũi công sốt nhẹ thì có thể đó là biểu hiện của việc trẻ bị nhiễm một loại virus nào đó. Tình trạng ho kéo dài sẽ khiến cho trẻ mắc bệnh về đường hô hấp như: Viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm mũi họng,…

  • Thời điểm giao mùa, thời tiết có nhiều biến động khiến trẻ hay bị ho
  • Thời điểm trẻ dễ bị ho nhất là lúc giao mùa khi thời tiết có nhiều biến động, khí hậu hanh khô. Có thể chia nguyên nhân khiến trẻ bị ho ra làm hai nhóm:
  • Nhóm nguyên nhân thứ nhất là do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm mũi họng do virus, viêm họng do vi khuẩn, viêm mũi xoang cấp ở trẻ, viêm thanh nhiệt cấp, viêm thanh quản, viêm phổi…
  • Nhóm nguyên nhân thứ hai khiến trẻ bị ho có thể là do trẻ bị nhiễm lạnh, dị ứng thời tiết, hen suyễn, những kích thích bên ngoài khác như khói thuốc lá, khói than, không khí ô nhiễm cũng có thể khiến trẻ ho.

>> Những bệnh bé hay mắc

Phương pháp điều trị ho cho bé hiệu quả nhất

Có rất nhiều bậc phụ huynh khi thấy con có hiện tượng bị ho là cho con uống ngay kháng sinh bởi tâm lý muốn con nhanh chóng khỏi bệnh. Tuy nhiên, các bậc chuyên gia y tế khuyến cáo, việc trẻ con sử dụng kháng sinh nhiều sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Về cơ bản, những loại thuốc này có tác dụng chống lại và tiêu diệt vi khuẩn nhưng nếu nguyên nhân gây bệnh không phải là vi khuẩn thì việc dùng thuốc kháng sinh sẽ vô tác dụng và ngược lại còn gây hại lớn đến bé.

Những tác hại gây cho bé khi uống nhiều thuốc kháng sinh: 

  • Tiêu chảy

Đây là một trong những triệu chứng thường gặp khi trẻ em uống thuốc kháng sinh. Thiệt hại của các vi khuẩn có lợi khiến việc tiêu hóa thức ăn không đúng cách là lý do chính gây tiêu chảy. Bạn nên cho trẻ uống bổ sung vitamin cùng với kháng sinh để ngăn chặn điều này.

  • Dị ứng

Một số trẻ bị phản ứng dị ứng với thuốc kháng sinh như penicillin. Khi đi khám bệnh, bạn nên thông báo cho bác sĩ nếu con bạn từng có dấu hiệu dị ứng khi dùng bất cứ loại thuốc nào trước đó.

  • Viêm ruột

Sử dụng kháng sinh thường xuyên có thể gây viêm ruột cho trẻ. Đây là một trong những lý do gây đau dạ dày ở trẻ. Cần nói chuyện với bác sĩ nếu con bạn gặp tác dụng phụ sau khi uống kháng sinh. Đặc biệt, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh nếu không cần thiết để giúp bé có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.

  • Gây vàng răng

Hầu hết trẻ em đều uống nhiều thuốc kháng sinh và đây chính là một nguyên nhân làm vàng răng ở trẻ nhỏ. Thuốc chống rối loạn thần kinh và kháng sinh trị dị ứng làm răng đổi sang màu vàng.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc dùng kháng sinh không cần thiết có thể gây ra tác dụng phụ hoặc nguy hiểm hơn là tình trạng đề kháng kháng sinh ở trẻ nhỏ.

Do đó, thay vì sử dụng thuốc kháng sinh, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn các loại thuốc trị ho có các thành phần thảo dược như: Cát cánh, tỳ bà diệp, bách bộ, kha tử… Đây đều là những loại thảo dược có chứa chất diệt virus, trị ho, long đờm, chống viêm đường hô hấp rất hiệu quả cho bé.

Những mẹo chữa ho hiệu quả cho bé

  • Chưng quất với đường phèn

Theo đông y, trái quất có vị chua ngọt, tính mát. Trong quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng virus và kháng khuẩn. Đường phèn có hương vị ngọt, tính bì bổ tỳ và phế. Dùng quất chưng với đường phèn bằng hấp cách thủy sẽ giúp bé trừ ho, trừ đờm. Đường phèn ngọt nên bé dễ uống.

Cách làm: Dùng 2-3 quả quất còn xanh, cắt nhỏ, sau đó cho ít đường phèn vào và đem hấp cách thủy khoảng 15-20 phút. Cho bé dùng nguội, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.

  • Chanh đào hấp cách thủy

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm, mẹ có thể cho bé uống chanh đào sẽ khỏi. Với chanh đào, mẹ có thể làm nhiều cách. Mẹ có thể ngâm chanh đào với muối, mật ong và đường phèn. Trẻ dưới 1 tuổi mẹ chưng chanh đào với đường phèn, trẻ trên 1 tuổi mẹ có thể chưng với mật ong.Cách làm: Mẹ thái chanh đào thành từng miếng mỏng cho vào chén, sau đó cho đường phèn vào chén và hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút. Mẹ cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần là 1 thìa cà phê.

  • Lá hẹ chưng đường phèn

Lá hẹ được biết đến là một vị thuốc, hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm gối. Vì vậy, dân gian thường lấy lá hẹ để chữa rất nhiều loại bệnh như: đi tiểu nhiều, đái són, mộng tinh… và đặc biệt lá hẹ có thể trị ho cho trẻ hiệu quả.

Cách làm: Lá hẹ rửa sạch, cho vào bát, sau đó cho ít đường phèn vào và hấp cách thủy khoảng 15-20 phút, sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Cho bé uống ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê.

Nguồn: https://chuaphukhoa.vn/

Khoa Nguyễn

Lê Tâm tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Lê Tâm sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

tu-van-online

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ thông tin:

Tin liên quan

tinh-trung-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong

Có bầu quan hệ thả tinh trùng có sao không

Có bầu quan hệ thả tinh trùng có sao không hay quan hệ lúc thai có được xuất...

sữa cho bà bầu khi mang thai

Những loại sữa tốt cho bà bầu khi mang thai

Trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần có một chế độ ăn uống đầy đủ...

Thời điểm mẹ bầu không nên xoa bụng

Thời điểm mẹ bầu không nên xoa bụng

Xoa bụng bầu là một cách giao tiếp đặc biệt giữa bố mẹ và thai nhi trong...

Hotline 24/7 Tư Vấn Qua Zalo Tư Vấn Trực Tuyến

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CHỈ DẪN ĐƯỜNG

map